5 trận chiến tạo ra chiến thắng lịch sử Stalingrad trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Trận chiến Stalingrad là bước ngoặt trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó phát xít Đức bắt đầu rút lui ở mặt trận phía Đông.
Tuy nhiên, để có chiến thắng chiến lược này, Hồng quân Liên Xô đã có những trận chiến bản lề khiến Tập đoàn quân số 6 của Đức bị vây hãm tại đây.
Giải phóng Yartsevo
Ngày 16-7-1941, Yartsevo - thành phố phía đông bắc Smolensk rơi vào tay quân phát xít khi lính dù Đức với sự hỗ trợ của Sư đoàn thiết giáp số 7 đột phá thành công. Với việc mất Yartsevo, các đơn vị Liên Xô ở trong khu vực có nguy cơ bị bao vây, chia cắt, vì vậy lực lượng đặc nhiệm dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Konstantin Rokossovsky đã cố gắng cầm chân quân phát xít và phản công chiếm lại thành phố. Đến ngày 19-7-1941, những nỗ lực của Hồng quân đã thành công.
“Sau khi thu thập mọi thứ có thể ở khu vực Yartsevo, chúng tôi đã tấn công. Phát xít Đức không ngờ rằng ngày hôm trước họ đã tấn công và đẩy lùi chúng tôi, thì ngày hôm sau tình thế đã đảo ngược”, Thiếu tướng Konstantin Rokossovsky cho biết.

Lực lượng Hồng quân tiến ra mặt trận với khẩu hiệu bên tay trái là: Lẽ phải thuộc về chúng ta. Kẻ thù sẽ bị đánh bại. Chiến thắng nhất định thuộc về chúng ta. Ảnh: Sputnik
Trong nhiều tháng, những trận chiến ác liệt đã diễn ra ở khu vực Yartsevo, cho đến khi phát xít Đức chiếm lại khu định cư vào ngày 5-10-1941. Phải đến ngày 16-9-1943, Hồng quân mới chính thức giải phóng hoàn toàn khu định cư này.
“Cắt rời” Yelnya Salient
Thị trấn nhỏ Yelnya, phía Đông Nam Smolensk, đã bị phát xít Đức chiếm vào ngày 19-7-1941. Kết quả là, cái gọi là “Yelnya Salient” hay mấu lồi Salient được hình thành, như một chiếc đinh đâm vào hệ thống phòng thủ của Liên Xô trong khu vực.
Tướng Georgy Zhukov, chỉ huy của Phương diện quân dự bị thời điểm đó, được giao nhiệm vụ loại bỏ mấu lồi nguy hiểm này. Vào ngày 30-8-1941, sau một loạt pháo kích quy mô lớn, Hồng quân Liên Xô đã mở một cuộc tấn công vào thị trấn Salient từ hai hướng.
Vào ngày 3-9-1941, khoảng cách giữa hai mũi tấn công hợp vây chủ lực của Hồng quân 8km. Vì vậy quân Đức trước mối đe dọa bị bao vây, bắt đầu rút lui khỏi mấu lồi và đến ngày 6-9-1941, thị trấn Salient được giải phóng.
Đây là một trong những chiến dịch thành công đầu tiên của Hồng quân nhằm phá vỡ hàng phòng ngự của địch. Một số sư đoàn đã được trao tặng danh hiệu Cận vệ cao quý sau chiến thắng này.
Tuy nhiên, thị trấn lại rơi vào tay phát xít Đức vào ngày 6-10 cùng năm. Nó bị chiếm đóng cho đến ngày 30-8-1943.
Giải phóng thành phố Rostov-na-Don
Trung tâm công nghiệp lớn với dân số nửa triệu người Rostov-na-Don đã bị chiếm đóng vào ngày 21-11-1941. Phát xít Đức đã đẩy Tập đoàn quân số 56 của Hồng quân bảo vệ thành phố về bờ trái sông Don và củng cố các vị trí của chúng tại đây.
Ngày 27-11-1941, ba mũi tấn công của Liên Xô nhằm vào Rostov từ các hướng khác nhau để cố gắng bao vây kẻ thù. Bộ binh vượt qua lớp băng mỏng của sông Don đóng băng và kịch chiến với quân phát xít.

Các đơn vị Hồng quân tham gia cắt đứt Yelnya Salient. Ảnh: TASS
Bất chấp lệnh cấm tuyệt đối của Hitler không được phép bỏ Rostov-na-Don, phát xít Đức đã buộc phải tháo chạy để tránh nguy cơ bị bao vây. Vào ngày 29-11 cùng năm, các đơn vị của Hồng quân đã tiến vào thành phố.
Chiến thắng ở Rostov-na-Don không chỉ nâng cao tinh thần của quân đội và nhân dân Liên Xô mà còn ngăn chặn Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân phía Nam chuyển quân dự bị đến Moscow, nơi cuộc phản công quy mô lớn của Liên Xô bắt đầu vào ngày 5-12-1941. Một sĩ quan phát xít Đức sau này đã tuyên bố: "Những rắc rối của chúng tôi bắt đầu từ Rostov...".
Trong 7 tháng tiếp theo, Rostov-na-Don là một thành phố tiền tuyến. Ngay sau thất bại của cuộc tấn công mùa Xuân của Liên Xô gần Kharkov, phát xít Đức đã tái chiếm thành phố và nó vẫn bị chiếm đóng cho đến tháng 2-1943.
Đông Crimea được giải phóng
Đến cuối năm 1941, hầu như toàn bộ Bán đảo Crimea đã bị quân phát xít chiếm đóng. Chỉ có Sevastopol, nơi căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen đóng quân còn bị bao vây.
Phát xít Đức đã kéo hầu hết các sư đoàn của chúng hòng chiếm lấy thành phố, trong khi phần phía Đông của Crimea, Bán đảo Kerch chỉ có một lực lượng mỏng đồn trú. Bộ chỉ huy Tối cao Liên Xô quyết định tận dụng lỗ hổng này.
Vào ngày 26-12-1941, một cuộc đổ bộ của Hải quân Liên Xô đã diễn ra gần Kerch và vào ngày 29-12-1941, gần Feodosia. Những người lính Hồng quân nhảy xuống biển băng giá, đi bộ đến bờ và nghiền nát hàng rào phòng thủ yếu ớt của quân phát xít.
“Đêm, gió, sương giá, những cầu thang ván bị sóng cuốn trôi, tên lửa bay khắp nơi và bóng tối cùng những viên đạn vạch đường xuyên thấu khắp nơi. Mệnh lệnh vang lên: “Tiến lên, vì Crimea!” Chúng tôi nhảy xuống biển, nước ngập đến vai tôi, mặt đất dưới chân tôi, cái lạnh đã thiêu đốt toàn bộ cơ thể tôi, nhưng đôi chân tôi vẫn ấm áp trong lớp tất dày. Không có thời gian để suy nghĩ, tiến lên và chỉ tiến về phía bờ biển…”, đó là cách xạ thủ súng máy Fyodor Kovalchuk nhớ lại về cuộc đổ bộ.
Đến ngày 2-1-1942, Hồng quân đã giải phóng hoàn toàn Bán đảo Kerch. Tuy nhiên, vào tháng 5 cùng năm, phát xít Đức tập trung lực lượng tấn công, nhóm quân Liên Xô ở Crimea đã bị đánh bại và khu vực nằm trong tay.
Chặn đứng đà tấn công của quân phát xít gần Moscow
Mặt trận chính của chiến dịch năm 1941 bắt đầu vào đầu tháng 10 cùng năm với thảm họa gần Vyazma, nơi bộ phận chủ lực của Phương diện quân phía Tây và dự bị Hồng quân bị đánh bại. Trước khi các đơn vị bổ sung có mặt tại tiền tuyến, Hồng quân đã huy động mọi lực lượng hiện có, bao gồm cả những học viên từ các trường quân sự, tham gia phòng thủ.
Phát xít Đức tận dụng cơ hội mặt trận Hồng quân tan vỡ và nhanh chóng tiến gần đến Moscow. Ngày 30-11-1941, chúng chiếm ngôi làng Krasnaya Polyana, nơi chỉ cách Điện Kremlin 30 km. Bộ chỉ huy phát xít tin rằng một cuộc tấn công quyết định sẽ đủ để giành chiến thắng cuối cùng tại Thủ đô của Liên Xô.

Các mũi phản công của Hồng quân đẩy lùi phát xít Đức khỏi Moscow. Ảnh: RIAN
Tuy nhiên, sau các chiến dịch liên tục, phát xít Đức đã kiệt sức và suy yếu, trong khi lực lượng dự bị mới của Hồng quân đang bí mật tập trung tại thủ đô. Vào ngày 5 và 6-12-1941, Hồng quân phát động một cuộc phản công quy mô lớn trên toàn mặt trận.
“Có tiếng ầm ầm trên toàn bộ mặt trận trong khoảng một tiếng rưỡi và sau đó cả năm tập đoàn quân của mặt trận đều tấn công… Chúng tôi đang di chuyển, nhưng không thấy quân Đức đâu cả, hóa ra chúng bỏ chạy. Lúc đó tôi vẫn còn ngạc nhiên: “Ồ! Giống như chúng tôi đã bỏ chạy khỏi biên giới đến Moscow, thế là giờ chúng cũng bỏ chạy!” Mọi người đều vui vẻ, cười nói: Cuối cùng, chúng ta đã đuổi được chúng rồi! Vậy là xong – giờ chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta!' Và thế là chúng tôi tiến được 200km”, chiến sĩ Tunguchbai Apasov nhớ lại thời khắc lịch sử đó.
Hồng quân đã đẩy lùi quân phát xít khoảng 100-250km khỏi Moscow và ở một số khu vực, cuộc rút lui đã biến thành cuộc tháo chạy hoảng loạn. Hitler ngay lập tức cách chức một số tướng lĩnh chịu trách nhiệm tại mặt trận.
Hồng quân đã giải phóng hoàn toàn các vùng Tula, Ryazan. Moscow và cuối cùng đã chôn vùi "chiến tranh chớp nhoáng" của Đức. Cuộc tấn công bất ngờ của phát xít Đức đã trở thành cuộc chiến tiêu hao với chiến thắng cuối cùng thuộc về phe đồng minh.