500 lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ ào ạt từ trực thăng đắt hơn F-35

Máy bay lên thẳng CH-53E Super Stallions thuộc phi đội huấn luyện trực thăng hạng nặng (HMHT) số 302 của thủy quân lục chiến Mỹ đã thực hiện cuộc diễn tập lớn tại New River, Bắc Carolina.

 Trong quá trình huấn luyện đổ bộ đường không, 500 lính thủy đánh bộ đã được đưa lên trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion để chiếm giữ vị trí quan trọng của một lực lượng đối địch.

Trong quá trình huấn luyện đổ bộ đường không, 500 lính thủy đánh bộ đã được đưa lên trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion để chiếm giữ vị trí quan trọng của một lực lượng đối địch.

 Các hoạt động tấn công đổ bộ đường không cho phép cơ động nhanh chóng để đạt được sự bất ngờ về chiến thuật và không phụ thuộc vào chướng ngại vật cũng như đường dây liên lạc mặt đất.

Các hoạt động tấn công đổ bộ đường không cho phép cơ động nhanh chóng để đạt được sự bất ngờ về chiến thuật và không phụ thuộc vào chướng ngại vật cũng như đường dây liên lạc mặt đất.

 Hình thức tác chiến cao cấp này của thủy quân lục chiến Mỹ thể hiện khái niệm vũ khí kết hợp, thông qua sự phối hợp và lập kế hoạch giữa các chỉ huy trên không và mặt đất.

Hình thức tác chiến cao cấp này của thủy quân lục chiến Mỹ thể hiện khái niệm vũ khí kết hợp, thông qua sự phối hợp và lập kế hoạch giữa các chỉ huy trên không và mặt đất.

 Các cấp chỉ huy sẽ lên kế hoạch chính xác và thực hiện hoạt động chiến đấu tích cực, cho phép lực lượng đột kích vượt qua rào cản địa hình để tấn công kẻ thù tại nơi dễ bị tổn thương nhất.

Các cấp chỉ huy sẽ lên kế hoạch chính xác và thực hiện hoạt động chiến đấu tích cực, cho phép lực lượng đột kích vượt qua rào cản địa hình để tấn công kẻ thù tại nơi dễ bị tổn thương nhất.

Thủy quân lục chiến Mỹ ngày nay không còn đơn thuần đổ bộ từ xuồng đệm khi hay xe thiết giáp lội nước như xưa mà hình thức vu hồi chiều thẳng đứng đang được chú trọng.

 Các tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn của lực lượng này, bao gồm 8 chiếc LHD lớp Wasp và 1 chiếc LHA lớp America có thể đảm trách vai trò tàu sân bay hạng nhẹ để tung trực thăng vào tiền tuyến.

Các tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn của lực lượng này, bao gồm 8 chiếc LHD lớp Wasp và 1 chiếc LHA lớp America có thể đảm trách vai trò tàu sân bay hạng nhẹ để tung trực thăng vào tiền tuyến.

 Thậm chí học thuyết tác chiến mới của thủy quân lục chiến Mỹ còn thiên hẳn về đổ bộ đường không, khi các tàu đổ bộ LHA lớp America đã bỏ hẳn khoang ngập nước.

Thậm chí học thuyết tác chiến mới của thủy quân lục chiến Mỹ còn thiên hẳn về đổ bộ đường không, khi các tàu đổ bộ LHA lớp America đã bỏ hẳn khoang ngập nước.

 Lính thủy quân lục chiến Mỹ do vậy giờ đây đã gần như lực lượng lính dù của không quân, họ chỉ khác ở chỗ chưa được sở hữu máy bay vận tải hạng nặng mà thôi.

Lính thủy quân lục chiến Mỹ do vậy giờ đây đã gần như lực lượng lính dù của không quân, họ chỉ khác ở chỗ chưa được sở hữu máy bay vận tải hạng nặng mà thôi.

 Phương pháp đổ bộ từ trực thăng còn giúp cho tàu đổ bộ không phải tiến vào vùng nguy hiểm bị các tổ hợp pháo hay tên lửa phòng thủ bờ biển của đối phương khống chế.

Phương pháp đổ bộ từ trực thăng còn giúp cho tàu đổ bộ không phải tiến vào vùng nguy hiểm bị các tổ hợp pháo hay tên lửa phòng thủ bờ biển của đối phương khống chế.

 Trong hình thức tác chiến này, trực thăng CH-53E Super Stalion đóng vai trò cực kỳ quan trọng, chiếc máy bay lên thẳng này vì vậy đang được chế tạo với số lượng rất lớn.

Trong hình thức tác chiến này, trực thăng CH-53E Super Stalion đóng vai trò cực kỳ quan trọng, chiếc máy bay lên thẳng này vì vậy đang được chế tạo với số lượng rất lớn.

 Trực thăng vận tải cỡ lớn CH-53E Super Stalion do tập đoàn chế tạo máy bay Sikorsky Aircraft (Mỹ) thiết kế cải tiến mạnh mẽ từ biến thể CH-53D Sea Stallion thế hệ trước đó.

Trực thăng vận tải cỡ lớn CH-53E Super Stalion do tập đoàn chế tạo máy bay Sikorsky Aircraft (Mỹ) thiết kế cải tiến mạnh mẽ từ biến thể CH-53D Sea Stallion thế hệ trước đó.

 Tính tới thời điểm này, vận tải cơ lên thẳng hạng nặng CH-53E Super Stallion được xem là loại trực thăng lớn nhất, nặng nhất từng được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng trong quân đội Mỹ.

Tính tới thời điểm này, vận tải cơ lên thẳng hạng nặng CH-53E Super Stallion được xem là loại trực thăng lớn nhất, nặng nhất từng được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng trong quân đội Mỹ.

 Với ba khối động cơ công suất lớn cho phép những chiếc CH-53E Super Stallion hoạt động ổn định và di chuyển với vận tốc lên tới 315 km/h, tầm hoạt động lên tới 1.000 km.

Với ba khối động cơ công suất lớn cho phép những chiếc CH-53E Super Stallion hoạt động ổn định và di chuyển với vận tốc lên tới 315 km/h, tầm hoạt động lên tới 1.000 km.

 CH-53E có thể bay là là trên mặt biển để thả hàng hóa, nó chuyên chở được xe bọc thép bánh lốp LAV-25, lựu pháo 155 mm M198 cùng với toàn bộ đạn dược và pháo thủ, thậm chí còn cẩu được trực thăng hoặc tiêm kích khác.

CH-53E có thể bay là là trên mặt biển để thả hàng hóa, nó chuyên chở được xe bọc thép bánh lốp LAV-25, lựu pháo 155 mm M198 cùng với toàn bộ đạn dược và pháo thủ, thậm chí còn cẩu được trực thăng hoặc tiêm kích khác.

Sở hữu tính năng ưu việt như trên, không ngạc nhiên khi đơn giá mỗi chiếc CH-53E Super Stalion còn đắt hơn cả tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-500-linh-thuy-danh-bo-my-do-bo-ao-at-tu-truc-thang-dat-hon-f35/820595.antd