56% nhân sự ở Việt Nam tìm kiếm cơ hội việc làm mới
Theo một khảo sát gần đây trên toàn quốc, Việt Nam có 56% nhân sự đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Điều này cho thấy tình hình việc làm tại Việt Nam đang có dấu hiệu tích cực.
Khảo sát của Tập đoàn tuyển dụng Michael Page (Việt Nam) cho thấy có sự thay đổi đáng kể trong thị trường việc làm tại Việt Nam, trong đó 35% người lao động Việt Nam hiện đang tìm kiếm một công việc mới, và 21% đang lập kế hoạch bắt đầu tìm việc trong 6 tháng tới. Xu hướng chưa từng có tiền lệ này thể hiện Việt Nam đang là một thị trường việc làm năng động với sự luân chuyển của dòng chảy nhân sự và nguồn nhân lực luôn sẵn sàng khám phá các cơ hội nghề nghiệp mới.
Michael Page chia sẻ kết quả khảo sát này có sự tham gia của 996 nhân sự cấp trung và cao, với nhận định đáng cân nhắc rằng cứ 2 người lao động thì có 1 người đã thay đổi công việc kể từ khi đại dịch bắt đầu. Dữ liệu này cho thấy dấu hiệu thay đổi nền tảng trong tương quan giữa lực lượng lao động với công việc của họ, dẫn đến một "Cuộc cách mạng vô hình" mà đặc trưng là cách tiếp cận công việc mang tính giao dịch nhiều hơn.
Theo báo cáo Xu Hướng Nhân Tài Michael Page Vietnam 2023 (Talent Trends 2023) với tiêu đề "Cuộc cách mạng vô hình", tốc độ thay đổi đang bứt phá trong năm nay. Một con số đáng kinh ngạc là cứ 9 trong 10 người Việt Nam bắt đầu công việc mới vào năm ngoái đang thăm dò các cơ hội nghề nghiệp ngoài thị trường. Đây được cho là trạng thái bình thường mới trong tư duy đa chiều khi phát triển nghề nghiệp, khi phần lớn người lao động bắt đầu chuyển đổi công việc thường xuyên trong hành trình sự nghiệp của họ.
Bà May Wah Chan, Giám đốc Khu vực của Michael Page Việt Nam nhận định – "95% người lao động tại Việt Nam đang sẵn sàng tiếp cận các cơ hội mới. Ngay cả những người lao động khá hài lòng với công việc hiện tại cũng có thể sẽ khám phá những triển vọng nghề nghiệp mới. Người lao động Việt Nam hiện đang tìm kiếm một công việc toàn diện hơn – mức thu nhập hấp dẫn, sự linh hoạt trong giờ giấc làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp, yếu tố được công nhận thường xuyên và văn hóa doanh nghiệp phù hợp với giá trị của họ trong nhiều chủ đề bao gồm tính đóng góp bền vững, tính đa dạng, công bằng và hòa nhập."
Mối tương quan giữa nền kinh tế và hành vi tìm việc đang trở nên rõ ràng hơn. Trên thực tế, 54% nhóm khảo sát này phản hồi họ có nhiều khả năng sẽ tìm kiếm một công việc mới khi môi trường kinh tế xấu đi. Tuy nhiên, chỉ số này không đồng nghĩa với việc họ sẽ nộp đơn xin việc. Sau sự bùng nổ nhu cầu thuyên chuyển công việc trong và sau đại dịch, giờ đây mọi người tập trung vào việc tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp đáp ứng tốt nhất tham vọng cá nhân và mong đợi của họ về yếu tố cân bằng lý tưởng giữa công việc và cuộc sống.
Nicholas Kirk, Tổng Giám đốc điều hành của tập đoàn PageGroup, cho biết: "Xu hướng tại Việt Nam phản ánh tâm lý của thị trường nhân tài toàn cầu - mọi khu vực đều chứng kiến sự thay đổi đáng kinh ngạc ở mọi nhóm tuổi, mọi thị trường và mọi ngành nghề.
"Đây không phải là xu hướng hay phản ứng nhất thời của người lao động trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động. Thay vào đó, những xu hướng này đang định hình lại nển tảng nhận định sự nghiệp và dẫn đến sự thay đổi mang tính ẩn tàng trong cách thức các doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài."
Mặc dù tư tưởng của nguồn nhân lực tại Việt Nam khá cởi mở, xu hướng dịch chuyển lao động vẫn được chi phối rất nhiều bởi họ sẽ chỉ tăng lên (thay vì nhu cầu phát triển của doanh nghiệp), với áp lực buộc các công ty phải làm nổi bật chính mình bằng quảng cáo cơ hội việc làm và thiết kế các chế độ giá trị nhân viên hấp dẫn hơn, dựa trên những gì được coi là quan trọng nhất đối với thị trường nhân sự. Mối đe dọa về tỷ lệ đào thải cao sẽ là vấn đề không suy chuyển trong kỷ nguyên nhân tài mới.