6 cách ứng xử đẹp khi gặp sếp có tính cách khó chịu, chồng/vợ có tính khí khó chiều
Không chỉ vợ/ chồng hay người yêu bỗng cau có khó chịu, mà trong cuộc sống rất có thể phải làm việc với người khó ưa. tính cách khó hòa đồng... khiến bạn rất mệt mỏi. Sau đây là cách giúp bạn không bị ảnh hưởng bởi tâm trạng tiêu cực, bực bội khi ở gần những người này mà không phải ghét bỏ, xa lánh họ.
Chị Thùy (Hải Phòng) chia sẻ, tốt nghiệp là sinh viên giỏi nên chị được nhận vào làm ở một công ty làm việc với mức lương cao. Làm được 1 thời gian thì chị tốt nghiệp Thạc sĩ. Hôm bảo vệ luận văn chị mời tất cả anh chị em trong phòng đi liên hoan. Nhưng chị Trưởng phòng thì sầm mặt và không tham dự.
Những ngày sau chị Trưởng phòng luôn soi mói, tới mức chị Thùy đi muộn 1 phút, hay chồng đi công tác xin về sớm đón con cũng bị phê bình… Mãi sau có người nói chị mới biết do chị Trưởng phòng chỉ học từ trung cấp lên, rồi học tiếp đại học không chính quy. Trong khi công ty đang sắp xếp lại nhân sự nên sợ Thùy có bằng thạc sĩ sẽ tiếm mất ghế trưởng phòng.
Trong cuộc sống có người xởi lởi, vui vẻ. Có người thích chỉ trích, tiêu cực, cứng nhắc, rập khuôn, tự cao tự đại… Nếu phải quan hệ lâu dài với sếp, đồng nghiệp, họ hàng hay bạn bè… có tính nết khó chịu, tính tình khó ưa... nếu biết ứng xử thì sẽ qua, tệ nhất là khi bạn "nhiễm" tính tình khó chịu của họ mà có phản ứng tiêu cực dại dột vì sẽ biến bạn thành người cáu kỉnh khó chiều như họ.
Sau đây là 6 cách ứng xử đẹp khi gặp phải sếp khó tính, chàng/nàng có tính khí khó chiều...
1. Đừng để ý đối phương khó hòa đồng
Để không bực bội mệt mỏi khi ở gần những người khó chịu, không bị ảnh hưởng tính tính khí bất thường của họ, nhưng cũng không xa lánh, ghét bỏ hay coi họ như kẻ thù thì trong cuốn sách "Luyện cách khiến người khác cảm thấy ấm áp khi giao tiếp" hướng dẫn thái độ cơ bản đối với những người khó hòa đồng bằng cách ứng xử đẹp sau:
- Đừng để ý đến những phần khó hòa đồng của đối phương.
- Giữ khoảng cách nhất định để tránh đối phương có cơ hội bị kích động.
- Khi cảm thấy đối phương rơi vào tình huống nhạy cảm thì đổi chủ đề, hoặc cách nói chuyện khác.
- Khi cảm thấy đối phương vẫn có thể giao tiếp được thì hãy nói ra ý kiến của mình theo cách từ bi và ôn hòa.
2. Hãy thử đặt mình vào vị trí của họ
Khi đặt mình vào vị trí của họ thì đừng đánh giá mà hãy lắng nghe họ nói (nếu có đủ kiên nhẫn). Trò chuyện và lắng nghe khi họ đã bớt cau có sẽ hiểu được họ. Hoặc dừng lại một chút để nghe trực giác của mình, và nghe những gì người khác nói về họ.
Ví như vợ / chồng/ người yêu khó chịu với bạn, hãy lắng nghe anh ấy nói sẽ hiểu chàng làm mình làm mẩy để được bạn quan tâm hơn, nhưng ngại nói ra. Hãy nhẫn nhịn một chút, đừng để phản ứng bốc đồng theo hướng tiêu cực. Khi đã hiểu hơn về những gì họ đã trải qua bạn sẽ hết khó chịu với họ.
3. Họ chỉ khó chịu chứ không xấu
Cuộc sống có rất nhiều người khó chiều nhưng không phải là người xấu, là kẻ thù… mà chỉ là họ khó tính hơn người khác. Nghĩ thế bạn sẽ bỏ được ý nghĩ tiêu cực và ứng xử tệ hại không cần thiết – để tránh trở thành một người khó chịu.
Hãy tìm cách cư xử phù hợp với họ. Ví như nghĩ: "Bà này phiền phức, bực thật" bằng cách nghĩ "Bà ta chỉ khó tính thôi, mình chỉ cần làm tốt việc của mình là được" thì mọi chuyện tốt hơn nhiều.
4. Bình tĩnh, đừng phản ứng quá nhanh
Khi người kia có vẻ như đang làm khó bạn thì đừng vội trả lời hay phản ứng ngay, bởi phản ứng lúc này thường tiêu cực, trả đũa nhau không đáng có. Những người khó chịu sẽ càng tăng khó chịu hơn khi bị phản ứng gay gắt.
Nhưng người khó chịu có thể trở nên dễ chịu hơn với người chín chắn và bình tĩnh. Vì vậy khi gặp người khó chịu bạn hãy bình tĩnh để đánh giá lại người đó, chí ít cũng tỏ ra bạn là người chín chắn và rộng lượng hơn, như thế bạn có thể nắm dây cương cho mọi tình huống khó, giữ bình tĩnh trong lúc khó khăn. Hoặc có thể hiểu được họ từng có chuyện bất hạnh, ký ức đau lòng… và giải tỏa được sự thù địch trong lòng họ.
5. Tập trung vào bản thân, đừng khó chịu như họ
Tệ nhất là khi tiếp xúc với người tâm tính khó chịu và bạn trở nên khó chịu, phản ứng lại theo cách tiêu cực – và tất nhiên bạn cũng trở thành người cáu kỉnh khó chiều. Đừng dại phản ứng thế, mà hãy cảm ơn những người khó chịu vì họ cho bạn thấy chính xác những gì tôi không muốn mình trở thành".
6. Biết khi nào nên chấm dứt chịu đựng
Trường hợp 1: Hãy chấm dứt quan hệ nếu người khó chịu khiến cuộc sống của bạn quá mệt mỏi, đầy suy nghĩ tiêu cực khiến bạn suy nghĩ lệch lạc - bởi môi trường và mối quan hệ đó không giúp gì cho bạn cả. Tránh va chạm với họ để không biến thành những người như họ sau này.
Trường hợp 2: Đôi khi ở bên một người vì bạn nghĩ họ cần bạn và với bản tính khó ưa đó họ sẽ thật tệ nếu không có bạn bên cạnh. Nhưng khi bạn chấp nhận chịu đựng sự trái tính trái nết của họ thì họ chẳng việc gì phải thay đổi, sai lầm do bạn, đau khổ cũng là bạn. Khi bạn buông tay họ sẽ học được bài học đó từ cuộc đời (hoặc họ không học), nhưng bạn thì đỡ khổ nhiều.
Mọi bí quyết đối nhân xử thế có thể tóm gọn lại trong chữ "từ bi" – nghĩa là đặt mình vào vị trí người khác, là nghĩ tới người khác, đối xử với họ như cách mà ta muốn được đối đãi. Có thế mới cảm thông được cho những ứng xử vụng về, thiếu sót hoặc quá đáng của người khác. Có thế ta mới luôn ở vị trí nhìn được cao xa để thấy nhẹ nhõm khi bị bất công, thấy thương cảm khi người khác mắc lỗi.
Người có tấm lòng rộng rãi thì luôn bao trọn được nhiều tấm lòng khác hơn, sẽ được người khác tôn trọng và quý mến. Như thế, cuộc sống của bạn cũng tràn ngập những năng lượng tích cực, và điều tích cực lại thu hút những điều tích cực tới.
Sự vui vẻ, hạnh phúc của bản thân quý giá hơn tất cả. Đừng vì một ai đó gây khó dễ cho bạn mà bạn cũng phải cau có khó chịu cả ngày, và cũng đừng tìm cách trả đũa họ làm gì. Cách đáp trả tốt nhất của bạn là giữ cho mình luôn thoải mái, vui vẻ và không bị ảnh hưởng xấu bởi họ. Cuộc sống của bạn là của bạn, không phải là của họ, hãy tập trung vào bản thân mình, đừng để họ kéo bạn theo.