7 giải pháp loại chất thải rắn 'tấn công' môi trường Việt Nam
Cùng với sự phát triển KT-XH, phát sinh chất thải rắn (CTR) ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, trở thành vấn đề nan giải đối với môi trường.
Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở Việt Nam hiện nay khoảng 25,5 triệu tấn/năm, trong đó CTR sinh hoạt đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày và CTR sinh hoạt nông thôn khoảng 32.000 tấn/ngày (TCMT, 2019). CTR sinh hoạt ở các đô thị hiện chiếm hơn 50% tổng lượng CTR sinh hoạt của cả nước và chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (Bộ TNMT, 2017). Bên cạnh CTR sinh hoạt, nhiều loại CTR khác cũng đang gia tăng nhanh trong thời gian qua như CTR xây dựng, công nghiệp, y tế, nông nghiệp.
Hiện nay, một số loại CTR đang là vấn đề môi trường mới nổi như CTR xây dựng, chất thải điện tử và chất thải nhựa trên biển. Việt Nam được đánh giá là một trong bốn nước thải nhiều chất thải nhựa trên biển nhất (sau Trung Quốc, Indonesia và Phillippines) với ước tính khoảng 0,28 - 0,73 tấn/năm (Jambeck et al, 2015).
Một số giải pháp đề xuất trong thời gian tới
Về công tác quản lý:
Thứ nhất, cần tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước đối với CTR; cần nhanh chóng sửa đổi các quy định pháp luật để triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thống nhất quản lý về CTR; tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về quản lý CTR, cụ thể như: Cơ chế phối hợp liên vùng, địa phương trong quản lý CTR; các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tái chế chất thải, về sản phẩm tái chế, về lò đốt, về trang thiết bị thu gom, vận chuyển…; kiện toàn, thống nhất tổ chức bộ máy ở Trung ương và địa phương theo hướng phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý CTR ở tất cả các tỉnh, thành phố.
Thứ hai, cải thiện cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia quản lý CTR. Các địa phương cần xây dựng và công bố công khai các đơn giá về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công khai, minh bạch trong đấu thầu, tuyển chọn nhà đầu tư quản lý CTR; thực hiện đàm phán rõ ràng với nhà đầu tư, tránh trường hợp không đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường; xem xét, nâng thời gian hợp đồng để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ.
Thứ ba, tăng cường thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải và thúc đẩy phân loại tại nguồn; khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải, vòng đời sản phẩm, ISO 14000; thực hiện các chương trình truyền thông để thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong cộng đồng dân cư; thực hiện nghiêm các quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP để kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng việc hạn chế nhập khẩu phế liệu; cần thúc đẩy thực hiện phân loại tại nguồn thành ba loại: (i) chất thải có thể tái chế; (ii) chất thải hữu cơ; (iii) còn lại; cần thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý riêng biệt đối với CTR đã được phân loại, tránh chôn lấp chung.
- Thứ tư, cần quan tâm, chú ý đến một số loại chất thải mới nổi, đặc thù; xây dựng và triển khai thực hiện thành công các chính sách về quản lý chất thải nhựa, túi nilon khó phân hủy, tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất, tiêu dùng túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2026. Đối với chất thải điện tử, cần tiếp tục thúc đẩy thực hiện hiệu quả cơ chế thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ sau sử dụng. Đối với chất thải xây dựng, cần phát triển các mô hình tái chế, tái sử dụng.
- Thứ năm, tăng cường quản lý CTR sinh hoạt nông thôn; nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản riêng về quản lý CTR nông thôn, nâng tỷ lệ thu gom và xử lý; tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc lập quy hoạch, bố trí ngân sách và tổ chức thực hiện công tác thu gom, xử lý CTR nông thôn; tăng cường sự phối kết hợp liên vùng, địa phương trong quản lý CTR nông thôn.
- Thứ sáu, định hướng ứng dụng công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, địa phương; thực hiện điều tra, đánh giá các loại hình công nghệ xử lý CTR, từ đó có định hướng khuyến cáo áp dụng phù hợp đối với từng địa phương, vùng, miền. Cần lưu ý đặc trưng của CTR sinh hoạt Việt Nam là có hàm lượng hữu cơ cao (50 - 60%). Ví dụ, đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, có thể áp dụng công nghệ chế biến phân vi sinh; đối với vùng nông thôn, đồng bằng áp dụng chế biến phân vi sinh với chôn lấp hợp vệ sinh; đối với các đô thị lớn thì xử lý bằng bioga và phát điện đối với chất thải hữu cơ và đốt rác kết hợp phát điện đối với chất thải vô cơ…
- Thứ bảy, từng bước phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải; từng bước phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải chính quy, hiện đại, ứng dụng công nghệ 4.0; khuyến khích phát triển các mô hình, cơ sở xử lý CTR hiện đại như ở Quảng Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bình Dương, Hà Nội… trong thời gian gần đây; lập và triển khai thực hiện các quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tái chế; thúc đẩy chuyển đổi công nghệ, loại bỏ dần các cơ sở tái chế lạc hậu ở các làng nghề.
Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở Việt Nam hiện nay khoảng 25,5 triệu tấn/năm, trong đó CTR sinh hoạt đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày và CTR sinh hoạt nông thôn khoảng 32.000 tấn/ngày (TCMT, 2019). CTR sinh hoạt ở các đô thị hiện chiếm hơn 50% tổng lượng CTR sinh hoạt của cả nước và chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (Bộ TNMT, 2017). Bên cạnh CTR sinh hoạt, nhiều loại CTR khác cũng đang gia tăng nhanh trong thời gian qua như CTR xây dựng, công nghiệp, y tế, nông nghiệp.Hiện nay, một số loại CTR đang là vấn đề môi trường mới nổi như CTR xây dựng, chất thải điện tử và chất thải nhựa trên biển. Việt Nam được đánh giá là một trong bốn nước thải nhiều chất thải nhựa trên biển nhất (sau Trung Quốc, Indonesia và Phillippines) với ước tính khoảng 0,28 - 0,73 tấn/năm (Jambeck et al, 2015).
Một số giải pháp đề xuất trong thời gian tớiVề công tác quản lý:Thứ nhất, cần tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước đối với CTR; cần nhanh chóng sửa đổi các quy định pháp luật để triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thống nhất quản lý về CTR; tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về quản lý CTR, cụ thể như: Cơ chế phối hợp liên vùng, địa phương trong quản lý CTR; các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tái chế chất thải, về sản phẩm tái chế, về lò đốt, về trang thiết bị thu gom, vận chuyển…; kiện toàn, thống nhất tổ chức bộ máy ở Trung ương và địa phương theo hướng phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý CTR ở tất cả các tỉnh, thành phố.Thứ hai, cải thiện cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia quản lý CTR. Các địa phương cần xây dựng và công bố công khai các đơn giá về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công khai, minh bạch trong đấu thầu, tuyển chọn nhà đầu tư quản lý CTR; thực hiện đàm phán rõ ràng với nhà đầu tư, tránh trường hợp không đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường; xem xét, nâng thời gian hợp đồng để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ.Thứ ba, tăng cường thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải và thúc đẩy phân loại tại nguồn; khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải, vòng đời sản phẩm, ISO 14000; thực hiện các chương trình truyền thông để thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong cộng đồng dân cư; thực hiện nghiêm các quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP để kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng việc hạn chế nhập khẩu phế liệu; cần thúc đẩy thực hiện phân loại tại nguồn thành ba loại: (i) chất thải có thể tái chế; (ii) chất thải hữu cơ; (iii) còn lại; cần thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý riêng biệt đối với CTR đã được phân loại, tránh chôn lấp chung.- Thứ tư, cần quan tâm, chú ý đến một số loại chất thải mới nổi, đặc thù; xây dựng và triển khai thực hiện thành công các chính sách về quản lý chất thải nhựa, túi nilon khó phân hủy, tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất, tiêu dùng túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2026. Đối với chất thải điện tử, cần tiếp tục thúc đẩy thực hiện hiệu quả cơ chế thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ sau sử dụng. Đối với chất thải xây dựng, cần phát triển các mô hình tái chế, tái sử dụng.- Thứ năm, tăng cường quản lý CTR sinh hoạt nông thôn; nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản riêng về quản lý CTR nông thôn, nâng tỷ lệ thu gom và xử lý; tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc lập quy hoạch, bố trí ngân sách và tổ chức thực hiện công tác thu gom, xử lý CTR nông thôn; tăng cường sự phối kết hợp liên vùng, địa phương trong quản lý CTR nông thôn.Về công nghệ xử lý chất thải:- Thứ sáu, định hướng ứng dụng công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, địa phương; thực hiện điều tra, đánh giá các loại hình công nghệ xử lý CTR, từ đó có định hướng khuyến cáo áp dụng phù hợp đối với từng địa phương, vùng, miền. Cần lưu ý đặc trưng của CTR sinh hoạt Việt Nam là có hàm lượng hữu cơ cao (50 - 60%). Ví dụ, đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, có thể áp dụng công nghệ chế biến phân vi sinh; đối với vùng nông thôn, đồng bằng áp dụng chế biến phân vi sinh với chôn lấp hợp vệ sinh; đối với các đô thị lớn thì xử lý bằng bioga và phát điện đối với chất thải hữu cơ và đốt rác kết hợp phát điện đối với chất thải vô cơ…- Thứ bảy, từng bước phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải; từng bước phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải chính quy, hiện đại, ứng dụng công nghệ 4.0; khuyến khích phát triển các mô hình, cơ sở xử lý CTR hiện đại như ở Quảng Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bình Dương, Hà Nội… trong thời gian gần đây; lập và triển khai thực hiện các quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tái chế; thúc đẩy chuyển đổi công nghệ, loại bỏ dần các cơ sở tái chế lạc hậu ở các làng nghề.