7 vấn đề về sức khỏe mà dân văn phòng hay gặp phải

Thời tiết nắng nóng, dân văn phòng ngồi điều hòa nhiều khiến da bị khô, cơ thể mất nước, dễ mắc bệnh về hô hấp...

Nhiễm virus

Làm việc hoặc sinh hoạt nhiều giờ trong phòng máy lạnh có thể gây ra sự truyền nhiễm virus như cúm. Nguồn ảnh: Internet

Làm việc hoặc sinh hoạt nhiều giờ trong phòng máy lạnh có thể gây ra sự truyền nhiễm virus như cúm. Nguồn ảnh: Internet

Làm việc hoặc sinh hoạt nhiều giờ trong phòng máy lạnh mà không có sự lưu thông không khí trong lành, có thể gây ra sự truyền nhiễm virus như cúm, cảm lạnh thông thường... từ người này sang người khác.

Khô mắt

Một trong những nguyên nhân gây tình trạng khô mắt với các triệu chứng như ngứa và kích ứng ở mắt, được cho là do tác động của điều hòa không khí.

Khô da

Không khí lạnh nhân tạo làm khô các tế bào da của bạn. Làn da trở nên khô ráp nếu bạn dành quá nhiều thời gian trong phòng máy lạnh.

Dị ứng

Nếu như không thường xuyên làm sạch các ống dẫn điều hòa, rất nhiều bụi và nấm mốc được tích lũy trong máy lạnh. Không khí lưu thông qua các ống dẫn không hợp vệ sinh có thể gây ra dị ứng ở người.

Mắc hội chứng suy nhược thần kinh

Ở trong phòng lạnh, số ion âm của không khí gần như bằng 0. Trong khi đó, các ion này rất có lợi cho sức khỏe, thậm chí còn được ví như là "vitamin trong không khí". Nếu thiếu nó, con người sẽ rất dễ gặp phải tình trạng suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể.

Các nhà khoa học cũng đã tính ra rằng, cứ mỗi mét khối không khí trong phòng sẽ có 50 ion âm, nhưng khi sử dụng máy lạnh thì nó sẽ giảm xuống chỉ còn chừng 10 ion. Đó là lý do vì sao khi ngồi trong phòng lạnh thường xuyên, dân văn phòng sẽ có nguy cơ gặp phải các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, thiểu năng mạch vành tim, thiểu năng tuần hoàn não... thậm chí còn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tâm thần phân liệt...

Ngồi điều hòa lâu cũng khiến khớp bị tổn thương

Chính bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường sử dụng máy điều hòa với môi trường bên ngoài khiến cho mạch máu co mạnh, máu không lưu thông khiến khớp bị tổn thương, bị lạnh, cứng cổ, lưng và chân tay đau.

Viêm mũi

PGS Nguyễn Thị Hoài An cho biết viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nguồn ảnh: BVAV

PGS Nguyễn Thị Hoài An cho biết viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nguồn ảnh: BVAV

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, hiện công tác ở Bệnh viện An Việt cho biết, thời tiết này số bệnh nhân đến viện kiểm tra các bệnh lý tai mũi họng ngày càng tăng.

Trong số đó có nhiều bệnh nhân đến viện khi đã gặp biến chứng của bệnh do không chẩn đoán sớm được triệu chứng ban đầu.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất là với dân văn phòng ngồi điều hòa quá nhiều . Khi mới khởi phát, người bị viêm mũi dị ứng có thể cảm thấy ngứa ở mũi, họng, mắt hay ống tai. Tiếp theo sẽ là những cơn hắt hơi, kèm theo là ngạt mũi và chảy mũi dịch trong. Nếu bệnh nhân là trẻ em thì có thể không hắt hơi mà chỉ ngạt mũi và chảy mũi nước trong. Các cơn dị ứng thường đến đột ngột, sau đó hết rất nhanh và cơ thể trở về trạng thái bình thường. Bệnh viêm mũi dị ứng không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như công việc của bệnh nhân.

“Hiện môi trường sống của chúng ta chứa chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều. Để phòng viêm mũi dị ứng cách tốt nhất là tránh những tác nhân gây bệnh này.

Để bệnh viêm mũi dị ứng không tái phát hoặc tấn công sang các thành viên khác trong gia đình, bạn cần giữ nhà cửa luôn khô sạch và thoáng khí. Trong nhà người bệnh không nên nuôi chó, mèo, thú cưng, trồng hoa tươi… Cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, để phòng thông thoáng, tránh nấm mốc”, bác sĩ Bệnh viện An Việt cho hay.

Ngoài ra, PGS Nguyễn Thị Hoài An còn khuyên, khi bị viêm mũi dị ứng cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị chứ không nên tự ý mua thuốc hay nghe theo các mẹo trên mạng để tránh tiền mất tật mang.

Hải Đường (tổng hợp)

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/7-van-de-ve-suc-khoe-ma-dan-van-phong-hay-gap-phai.html