8 trường hợp khám chữa bệnh BHYT được tính đúng tuyến

Theo quy định mới, sẽ có thêm đối tượng được giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế, đổi mức hưởng bảo hiểm y tế cao nhất.

Từ ngày 1-3-2021, Thông tư 30/2020/TT-BYT (Thông tư 30) quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định 146/2018 có hiệu lực.

Theo đó, Thông tư 30 đã có những hướng dẫn chi tiết về một số điều liên quan đến mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT), thêm đối tượng được giảm trừ mức đóng BHYT, những trường hợp đi khám chữa bệnh BHYT được xem là đúng tuyến…

Người dân đến BV Gò Vấp (TP.HCM) đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Người dân đến BV Gò Vấp (TP.HCM) đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Thêm đối tượng được giảm mức đóng BHYT

Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Hằng (ảnh), Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM,nhằm giúp bạn đọc nắm rõ hơn về những quyền lợi được hưởng BHYT khi khám chữa bệnh theo Thông tư 30.

. Phóng viên: Xin bà cho biết những điểm nổi bật của Thông tư 30 hướng dẫn thực hiện một số quyền lợi của người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh?

+ Nguyễn Thị Thu Hằng: Có ba điểm đáng lưu ý mà người tham gia BHYT cần quan tâm: Thứ nhất, sẽ có thêm một số đối tượng được giảm trừ mức đóng như hình thức hộ gia đình khi tham gia BHYT.

Thứ hai, một số đối tượng được chuyển đổi mức hưởng BHYT khi thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Thứ ba, các cơ sở khám chữa bệnh và các cơ quan liên quan sẽ được hướng dẫn thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với một số trường hợp đặc biệt.

. Theo quy định thì những ai được thêm vào đối tượng giảm mức đóng BHYT?

+ Theo Điều 4 của Thông tư 30 thì một số đối tượng sẽ được giảm mức đóng BHYT khi đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình như chức sắc, chức việc, nhà tu hành có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý chức sắc, chức việc, nhà tu hành.

Ngoài ra, những người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của cơ sở bảo trợ xã hội nơi người đó đang cư trú cũng được giảm mức đóng khi tham gia BHYT.

Việc giảm trừ mức đóng BHYT cho các đối tượng sẽ đ??c th?c hi?n t? ng??i th? hai tr? ?i c? t?n trong s? h? kh?u, s? t?m tr? ho?c trong danh s?ch c? ??ng d?u c?a t? ch?c t?n gi?o, c? s? b?o tr? x? h?i.

. ược thực hiện từ người thứ hai trở đi có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc trong danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo, cơ sở bảo trợ xã hội.

. Vậy theo thông tư này, những trường hợp nào được chuyển đổi mức hưởng BHYT?

+ Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 30 thì trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT nhưng mã ký tự thể hiện mức hưởng ghi trên thẻ BHYT chưa theo đối tượng có mức hưởng cao nhất thì được chuyển đổi theo mức hưởng cao nhất.

Những người tham gia BHYT thuộc đối tượng là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ… là những người được chuyển mức hưởng BHYT. Tuy nhiên, khi chuyển đổi phải có một số giấy tờ chứng minh là mình thuộc đối tượng được chuyển đổi.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là quân nhân tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tại biên giới phía Bắc, xuất ngũ năm 1980. Sau đó, ông ký hợp đồng lao động với công ty B và tham gia BHYT theo nhóm đối tượng người lao động với mức hưởng là 80%.
Sau khi ông A cung cấp các giấy tờ và được xác định là đối tượng cựu chiến binh, khi đó cơ quan BHYT sẽ cấp lại thẻ BHYT đổi mức hưởng của ông từ mức hưởng 80% lên 100%.

Những trường hợp được tính đúng tuyến

. Theo quy định, những trường hợp khám chữa bệnh BHYT nào được tính là đúng tuyến?

+ Theo Điều 6 của Thông tư 30 thì có tám trường hợp sau đây sẽ được hưởng BHYT đúng tuyến.

- Người tham gia BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT.

- Người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại tuyến xã, tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.

Trường hợp trẻ em chưa có thẻ BHYT do chưa làm thủ tục khai sinh thì được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu thì được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.

- Người tham gia BHYT được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

- Người tham gia BHYT đang đi công tác, học tập tại địa phương khác nếu bị bệnh thì được khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến với nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.

- Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến.

- Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

- Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

. Xin cám ơn bà.

Trẻ sơ sinh điều trị bệnh mà mất được chi trả BHYT

Điều 3 của Thông tư 30 hướng dẫn trường hợp trẻ sơ sinh cần điều trị ngay khi sinh ra mà tử vong thì được BHYT thanh toán chi phí điều trị.

Theo đó, với trường hợp này thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ gửi văn bản thông báo kèm bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của trẻ đến cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh. Sau đó, cơ quan BHXH sẽ lập danh sách gửi Sở Tài chính nơi người mẹ cư trú. Đối với trẻ bị bỏ rơi, cơ quan BHXH gửi đến Sở Tài chính nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở để Sở Tài chính chuyển kinh phí theo quy định.

NGUYỄN THỊ THU HẰNG, Phó Giám đốc BHXH TP.HCM

NGUYỄN HIỀN

Nguồn PLO: https://plo.vn/ban-doc/8-truong-hop-kham-chua-benh-bhyt-duoc-tinh-dung-tuyen-963714.html