9 tác phẩm thiếu nhi kinh điển còn nguyên giá trị

Dù đã nổi tiếng từ nhiều thập kỷ trước, một số tác phẩm thiếu nhi kinh điển từ những năm 1980 vẫn còn rất đáng đọc tại thời điểm hiện tại, theo Screen Rant.

 Xếp vị trí thứ 9 là cuốn Dear Mr.Henshaw (1983) của tác giả Beverly Clearly. Dear Mr.Henshaw đưa độc giả bước vào những dòng nhật ký và những bức thư gửi cho tác giả yêu thích của cậu bé Leigh 11 tuổi. Trong đó, cậu bé kể chi tiết về cảm xúc của bản thân khi cha mẹ li hôn. Không gợn lên sự bùng nổ như một số tác phẩm ăn khách khác, Dear Mr.Henshaw để lại trong lòng độc giả sự ngọt ngào và thấm thía lâu dài. Trong tác phẩm này, Cleary đã nắm bắt được cảm xúc của một cậu bé giữa khoảng thời gian đầy hỗn loạn và cách cậu tìm đến tác giả yêu thích như một nguồn động viên và duy trì sự vững vàng cho bản thân. Đây có lẽ là cuốn sách dành cho trẻ em lồng ghép nhiều cảm xúc và phong phú nhất của Cleary. Ảnh: Book of Wonder.

Xếp vị trí thứ 9 là cuốn Dear Mr.Henshaw (1983) của tác giả Beverly Clearly. Dear Mr.Henshaw đưa độc giả bước vào những dòng nhật ký và những bức thư gửi cho tác giả yêu thích của cậu bé Leigh 11 tuổi. Trong đó, cậu bé kể chi tiết về cảm xúc của bản thân khi cha mẹ li hôn. Không gợn lên sự bùng nổ như một số tác phẩm ăn khách khác, Dear Mr.Henshaw để lại trong lòng độc giả sự ngọt ngào và thấm thía lâu dài. Trong tác phẩm này, Cleary đã nắm bắt được cảm xúc của một cậu bé giữa khoảng thời gian đầy hỗn loạn và cách cậu tìm đến tác giả yêu thích như một nguồn động viên và duy trì sự vững vàng cho bản thân. Đây có lẽ là cuốn sách dành cho trẻ em lồng ghép nhiều cảm xúc và phong phú nhất của Cleary. Ảnh: Book of Wonder.

 Ở vị trí thứ 8 là cuốn Wayside School is Falling Down (1989) của tác giả Louis Sachar. Là tập hai trong bộ truyện Wayside School hài hước nhưng u ám của Sachar, Wayside School is Falling Down ghi nhận một bước tiến mới trong việc thể hiện tính cách lập dị của các nhân vật. Mỗi chương là một câu chuyện mới tại ngôi trường Wayside, với cấu trúc tòa nhà chọc trời được xây dựng sai cách cùng những giáo viên kỳ lạ, những người đàn ông bí ẩn, nhiều lớp học không tồn tại và những con chuột có thể sống lại. Ẩn sau giọng điệu dường như điên rồ, những câu chuyện dường như phi lý là một số thông điệp nghiêm túc và đáng suy ngẫm. Ảnh: Rakuten Kobo.

Ở vị trí thứ 8 là cuốn Wayside School is Falling Down (1989) của tác giả Louis Sachar. Là tập hai trong bộ truyện Wayside School hài hước nhưng u ám của Sachar, Wayside School is Falling Down ghi nhận một bước tiến mới trong việc thể hiện tính cách lập dị của các nhân vật. Mỗi chương là một câu chuyện mới tại ngôi trường Wayside, với cấu trúc tòa nhà chọc trời được xây dựng sai cách cùng những giáo viên kỳ lạ, những người đàn ông bí ẩn, nhiều lớp học không tồn tại và những con chuột có thể sống lại. Ẩn sau giọng điệu dường như điên rồ, những câu chuyện dường như phi lý là một số thông điệp nghiêm túc và đáng suy ngẫm. Ảnh: Rakuten Kobo.

 Ở vị trí số 7 là Hatchet (1987) của tác giả Gary Paulsen. Trong các tác phẩm về con người và thiên nhiên thế kỷ trước, Hatchet là một trong những câu chuyện nổi tiếng và được ca ngợi bậc nhất. Câu chuyện đưa độc giả đến với tình cảnh của Brian Robeson, 13 tuổi, sau khi gặp phải nhiều chuyện không may thì bỗng mắc kẹt giữa một khu rừng rộng lớn ở phía Bắc Canada. Đơn độc và tuyệt vọng, Brian không chỉ tìm ra cách sống sót giữa hoang dã mà còn rèn luyện bản thân trở nên kiên cường và chờ giải cứu. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành về cả mặt thể chất khi Brian tự học cách đốt lửa, đặt bẫy và xây dựng nơi trú ẩn, mà còn cả về tinh thần khi tìm ra cách gỡ rối cảm xúc sau khi biết câu chuyện ngoại tình của mẹ mình. Ảnh: Rakuten Kobo.

Ở vị trí số 7 là Hatchet (1987) của tác giả Gary Paulsen. Trong các tác phẩm về con người và thiên nhiên thế kỷ trước, Hatchet là một trong những câu chuyện nổi tiếng và được ca ngợi bậc nhất. Câu chuyện đưa độc giả đến với tình cảnh của Brian Robeson, 13 tuổi, sau khi gặp phải nhiều chuyện không may thì bỗng mắc kẹt giữa một khu rừng rộng lớn ở phía Bắc Canada. Đơn độc và tuyệt vọng, Brian không chỉ tìm ra cách sống sót giữa hoang dã mà còn rèn luyện bản thân trở nên kiên cường và chờ giải cứu. Đây là câu chuyện về sự trưởng thành về cả mặt thể chất khi Brian tự học cách đốt lửa, đặt bẫy và xây dựng nơi trú ẩn, mà còn cả về tinh thần khi tìm ra cách gỡ rối cảm xúc sau khi biết câu chuyện ngoại tình của mẹ mình. Ảnh: Rakuten Kobo.

 Ở vị trí số 6 là Jacob Have I Loved (1980) của tác giả Katherine Paterson. Đây là một trong những tác phẩm hay nhất của Paterson vào thập niên 1980 và từng đoạt giải thưởng Newbery. Tiêu đề cuốn sách xuất phát từ Kinh thánh, ám chỉ sự ganh đua gay gắt giữa anh em Jacob và Esau và rất phù hợp để phản ánh những cảm xúc yêu thương và oán giận phức tạp của cô gái trẻ Sarah Louise cùng người chị song sinh Caroline. Paterson đã minh họa một cách tuyệt vời sự oán giận âm ỉ của Sarah Louise cùng mong muốn được tự do nhưng bị kìm kẹp trong nghĩa vụ gia đình. Ngoài ra, Jacob Have I Loved cũng mang đến ý nghĩa của sự kỳ vọng trong gia đình, vai trò giới tính, mối tình đầu và sự chấp nhận số phận trong xã hội cũ. Ảnh: Story Warren.

Ở vị trí số 6 là Jacob Have I Loved (1980) của tác giả Katherine Paterson. Đây là một trong những tác phẩm hay nhất của Paterson vào thập niên 1980 và từng đoạt giải thưởng Newbery. Tiêu đề cuốn sách xuất phát từ Kinh thánh, ám chỉ sự ganh đua gay gắt giữa anh em Jacob và Esau và rất phù hợp để phản ánh những cảm xúc yêu thương và oán giận phức tạp của cô gái trẻ Sarah Louise cùng người chị song sinh Caroline. Paterson đã minh họa một cách tuyệt vời sự oán giận âm ỉ của Sarah Louise cùng mong muốn được tự do nhưng bị kìm kẹp trong nghĩa vụ gia đình. Ngoài ra, Jacob Have I Loved cũng mang đến ý nghĩa của sự kỳ vọng trong gia đình, vai trò giới tính, mối tình đầu và sự chấp nhận số phận trong xã hội cũ. Ảnh: Story Warren.

 Ở vị trí số 5 là Annie On My Mind (1982) của tác giả Nancy Garden. Sách dành cho trẻ em LGBTQ+ vẫn còn quá hiếm và gần như không tồn tại trong những năm 1980. Chính điều này khiến Annie On My Mind có nhiều giá trị hơn. Câu chuyện đưa độc giả đến với dòng suy nghĩ của Liza Winthrop, 17 tuổi, một cô gái xuất thân giàu có và đang khao khát được vào một trường đại học danh giá để trở thành kiến trúc sư. Cô đã gặp Annie Kenyon, 17 tuổi, con gái một người Italy nhập cư, đang theo học trường công ở khu dân cư thu nhập thấp. Bất chấp xuất thân khác nhau, Liza và Annie vẫn dành tình cảm cho nhau và mối quan hệ của họ vấp phải cản trở từ mọi phía. Với giá trị hiện thực sâu sắc, Annie on My Mind đã được Tạp chí Thư viện Trường học Mỹ đưa vào danh sách 100 cuốn sách có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ảnh: Tumblr.

Ở vị trí số 5 là Annie On My Mind (1982) của tác giả Nancy Garden. Sách dành cho trẻ em LGBTQ+ vẫn còn quá hiếm và gần như không tồn tại trong những năm 1980. Chính điều này khiến Annie On My Mind có nhiều giá trị hơn. Câu chuyện đưa độc giả đến với dòng suy nghĩ của Liza Winthrop, 17 tuổi, một cô gái xuất thân giàu có và đang khao khát được vào một trường đại học danh giá để trở thành kiến trúc sư. Cô đã gặp Annie Kenyon, 17 tuổi, con gái một người Italy nhập cư, đang theo học trường công ở khu dân cư thu nhập thấp. Bất chấp xuất thân khác nhau, Liza và Annie vẫn dành tình cảm cho nhau và mối quan hệ của họ vấp phải cản trở từ mọi phía. Với giá trị hiện thực sâu sắc, Annie on My Mind đã được Tạp chí Thư viện Trường học Mỹ đưa vào danh sách 100 cuốn sách có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ảnh: Tumblr.

 Ở vị trí số 4 là Howl’s Moving Castle (1986) của tác giả Diana Wynne Jones. Đây là câu chuyện về Sophie, 18 tuổi, người bị Phù thủy vùng hoang mạc biến thành một bà già. Để hóa giải lời nguyền, cô phải phá vỡ thỏa thuận giữa phù thủy này và con quỷ lửa đang bị giam giữ Calcifer. Tưởng như một tác phẩm cổ tích đơn giản nhưng Howl’s Moving Castle khám phá nhiều chủ đề hiện thực hơn như quyền tự quyết của con người, sự khác biệt giữa tuổi già và tuổi trẻ, tình yêu và nghĩa vụ. Ảnh: Amazon.

Ở vị trí số 4 là Howl’s Moving Castle (1986) của tác giả Diana Wynne Jones. Đây là câu chuyện về Sophie, 18 tuổi, người bị Phù thủy vùng hoang mạc biến thành một bà già. Để hóa giải lời nguyền, cô phải phá vỡ thỏa thuận giữa phù thủy này và con quỷ lửa đang bị giam giữ Calcifer. Tưởng như một tác phẩm cổ tích đơn giản nhưng Howl’s Moving Castle khám phá nhiều chủ đề hiện thực hơn như quyền tự quyết của con người, sự khác biệt giữa tuổi già và tuổi trẻ, tình yêu và nghĩa vụ. Ảnh: Amazon.

 A Ring of Endless Light (1980) của Madeleine L'Engle. Đây là phần thứ tư trong loạt truyện Austins của bà và được cho là cuốn hay nhất và nổi tiếng nhất trong bộ sáu cuốn. Cuốn sách kể về câu chuyện của cô gái Vicky Austin khi phải đấu tranh để hiểu về cái chết và sự nhỏ bé của mình trong vũ trụ khi đối mặt cảnh người ông yêu quý từ trần và cũng là lúc cô biết mình có tình yêu thực sự. Sự tương phản giữa nỗi đau của Vicky và cảm xúc khi có được tình yêu lãng mạn khiến Vicky dằn vặt hơn. Thông điệp của tác phẩm là không ai có thể chạy trốn khỏi cảm xúc dù là nỗi đau hay sự hạnh phúc, điều quan trọng là đối mặt với nó. Ảnh: Amazon.

A Ring of Endless Light (1980) của Madeleine L'Engle. Đây là phần thứ tư trong loạt truyện Austins của bà và được cho là cuốn hay nhất và nổi tiếng nhất trong bộ sáu cuốn. Cuốn sách kể về câu chuyện của cô gái Vicky Austin khi phải đấu tranh để hiểu về cái chết và sự nhỏ bé của mình trong vũ trụ khi đối mặt cảnh người ông yêu quý từ trần và cũng là lúc cô biết mình có tình yêu thực sự. Sự tương phản giữa nỗi đau của Vicky và cảm xúc khi có được tình yêu lãng mạn khiến Vicky dằn vặt hơn. Thông điệp của tác phẩm là không ai có thể chạy trốn khỏi cảm xúc dù là nỗi đau hay sự hạnh phúc, điều quan trọng là đối mặt với nó. Ảnh: Amazon.

 Ở vị trí số 2 là Maus (1980-1991) của Art Spiegelman. Đây là cuốn tiểu thuyết đồ họa đầu tiên giành được giải Pulitzer và cho tới nay vẫn là một trong hai cuốn đồ họa duy nhất từng giành giải thưởng danh giá này. Câu chuyện về những trải nghiệm từ cha của Spiegelman, một người Ba Lan gốc Do Thái, đã sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust. Mẹ của Spiegelman qua đời do tự sát khi tác giả mới 20 tuổi và cha ông đã đốt cuốn hồi ký của bà về trại Auschwitz. Do đó, Maus là con đường để Spiegelman hiểu cha mẹ mình và những gì họ đã phải chịu đựng. Thông qua việc nhân hóa các hình tượng động vật trong tác phẩm, Maus đề cập đến Holocaust cùng nỗi đau ký ức, sự tổn thương xuyên suốt nhiều thế hệ, cũng như sự phân biệt chủng tộc và nạn diệt chủng. Ảnh: Amazon.

Ở vị trí số 2 là Maus (1980-1991) của Art Spiegelman. Đây là cuốn tiểu thuyết đồ họa đầu tiên giành được giải Pulitzer và cho tới nay vẫn là một trong hai cuốn đồ họa duy nhất từng giành giải thưởng danh giá này. Câu chuyện về những trải nghiệm từ cha của Spiegelman, một người Ba Lan gốc Do Thái, đã sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust. Mẹ của Spiegelman qua đời do tự sát khi tác giả mới 20 tuổi và cha ông đã đốt cuốn hồi ký của bà về trại Auschwitz. Do đó, Maus là con đường để Spiegelman hiểu cha mẹ mình và những gì họ đã phải chịu đựng. Thông qua việc nhân hóa các hình tượng động vật trong tác phẩm, Maus đề cập đến Holocaust cùng nỗi đau ký ức, sự tổn thương xuyên suốt nhiều thế hệ, cũng như sự phân biệt chủng tộc và nạn diệt chủng. Ảnh: Amazon.

 Ở vị trí số 1 là Number the Stars (1989) của Lois Lowry. Đây là câu chuyện về cô bé 10 tuổi người Đan Mạch Annemarie, vào năm 1943, đã mạo hiểm tất cả để giúp những người bạn Do Thái của mình thoát khỏi chiến tranh. Viết về một chủ đề nặng nề nhưng Lowry đã truyền tải mọi tình tiết một cách vừa đủ để độc giả trẻ quan tâm và vừa phải để họ không bị ám ảnh. Đây là một tác phẩm khéo léo kể về một câu chuyện nghiêm túc nhưng không làm tổn hại đến tinh thần của chính nhân vật Annemarie và cả độc giả. Cuối cùng, tất cả đều được nhen lên trong lòng niềm hy vọng. Ảnh: NYT.

Ở vị trí số 1 là Number the Stars (1989) của Lois Lowry. Đây là câu chuyện về cô bé 10 tuổi người Đan Mạch Annemarie, vào năm 1943, đã mạo hiểm tất cả để giúp những người bạn Do Thái của mình thoát khỏi chiến tranh. Viết về một chủ đề nặng nề nhưng Lowry đã truyền tải mọi tình tiết một cách vừa đủ để độc giả trẻ quan tâm và vừa phải để họ không bị ám ảnh. Đây là một tác phẩm khéo léo kể về một câu chuyện nghiêm túc nhưng không làm tổn hại đến tinh thần của chính nhân vật Annemarie và cả độc giả. Cuối cùng, tất cả đều được nhen lên trong lòng niềm hy vọng. Ảnh: NYT.

Minh Hoa

Nguồn Znews: https://znews.vn/9-tac-pham-thieu-nhi-kinh-dien-con-nguyen-gia-tri-post1477819.html