Ả rập Xê-út muốn dẫn đầu về năng lượng mới, Việt Nam có thành 'ông lớn' năng lượng tái tạo ?
Các cường quốc về dầu khí đang hướng tới việc phát triển năng lượng xanh. Gần nhất, Ả rập Xê-út đã tuyên bố không còn là một quốc gia dầu mỏ, mà sẽ trở thành cường quốc của các loại năng lượng.
Tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Ả rập Xê-út đã phát biểu với công ty năng lượng S&P Global Platts: “Ả Rập Xê-út không còn là một quốc gia dầu mỏ, mà là một quốc gia sản xuất năng lượng".
Hiện tại, Ả rập Xê-út đang thể hiện tham vọng xanh rất cao, bao gồm sản xuất khí đốt, năng lượng tái tạo và hydro: “Tôi nhấn mạnh là thế giới hãy chấp nhận điều đó là một hiện thực. Chúng tôi sẽ là người chiến thắng trong tất cả các hoạt động này".
Ả rập Xê-út chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi xanh. Trong khi, trên thế giới, Exxons, Chevron và Shells đang bận rộn trong việc bỏ phiếu với các nhà hoạt động khí hậu trong phòng họp hội đồng quản trị và phòng xử án - thì các công ty dầu mở quốc gia (NOC) đặc biệt là các quốc gia OPEC khác đang háo hức tận dụng lợi thế từ việc giá dầu đang tăng cao.
Ả rập Xê-út cũng đã tăng giá bán dầu chính thức cho khu vực Châu Á vào tháng 7.
Nhưng giá dầu tăng không ngăn được Ả rập Xê-út theo đuổi tham vọng xanh của mình như: Sáng kiến Xanh Ả rập Xê-út, tài trợ cho những tham vọng xanh thông qua việc bán dầu. Nước này cũng đang có kế hoạch tạo ra 50% năng lượng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030, một phần nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Năm 2017, năng lượng tái tạo chỉ chiếm 0,02% tổng thị phần năng lượng tại Ả rập Xê-út.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Ả rập Xê-út đang có kế hoạch giảm sản xuất dầu mỏ. Và cũng không có nghĩa là nước này đang dự định ngừng tài trợ cho tất cả những dự án dầu khí mới, theo báo cáo gần đây của IEA gợi ý rằng thế giới cần phải ngừng các dự án mới để đạt được mức thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ả rập Xê-út từ lâu vẫn duy trì lập trường rằng dầu mỏ sẽ vẫn là nguồn năng lượng thống trị trong nhiều thập kỷ.
Hiện tại, Ả rập Xê-út đang phát triển những dự án năng lượng xanh như Công viên Năng lượng Mặt trời Mohammed bin Rashid Al Maktoum để sản xuất hydro xanh thông qua quá trình điện phân. Vào ban đêm, hydro xanh được chuyển đổi thành điện năng để cung cấp năng lượng bền vững cho thành phố. Công viên dự kiến sẽ tạo ra 5 gigawatt (GW) năng lượng sạch vào năm 2030 với tư cách là công viên năng lượng mặt trời một địa điểm lớn nhất trên thế giới.
Một nhà sản xuất dầu khác ở Trung Đông, đất nước không phải là thành viên OPEC nhưng là một phần của liên minh OPEC+ là Oman, cũng đưa ra một thông báo lớn liên quan đến hydro xanh.
Công ty năng lượng nhà nước OQ của Oman, nhà phát triển nhiên liệu xanh InterContinental Energy có trụ sở tại Hồng Kông và EnerTech nhà đầu tư & phát triển năng lượng sạch được chính phủ Kuwait hỗ trợ, đã công bố kế hoạch về một trong những cơ sở sản xuất hydro xanh lớn nhất trên thế giới. Nhà máy sẽ được cung cấp bởi 25 GW năng lượng tái tạo và có trị giá khoảng 30 tỷ USD.
Đi cùng với xu hướng của thế giới đang trong giai đoạn dịch chuyển năng lượng, Việt Nam nhận thức mình đang phải chịu tác động khá trầm trọng của biến đổi khí hậu, cùng với điều kiện các nguồn năng lượng sơ cấp truyền thống trong nước ngày càng cạn kiệt.
Vì thế, Việt Nam đang tăng cường phát triển các nguồn năng lượng tái tạo lại càng có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần giảm phát khí nhà kính trong mục tiêu toàn cầu, bảo đảm an ninh năng lượng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành cường quốc năng lượng tái tạo với điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối.
Với mức đầu tư 7,4 tỷ USD vào điện gió, điện mặt trời, Việt Nam đang từng bước trở thành nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn của thế giới. Theo số liệu năm 2020 cho thấy, Trung Quốc là nước đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới với 83,6 tỷ USD, đứng thứ hai là Mỹ với 49,3 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ 8 thế giới, xếp trên Pháp và Đức (số tiền đầu tư vào năng lượng tái tạo của hai nước này lần lượt là 7,3 tỷ USD và 7,1 tỷ USD). Hiện nay, Việt Nam cũng là nước có tổ hợp năng lượng tái tạo lớn nhất ASEAN.
Việt Nam đã phát triển thành công nhiều dự án năng lượng mặt trời với hơn 100 dự án đã kí hợp đồng mua bán điện (PPA) với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tổng công suất hiện tại của các nhà máy điện mặt trời đã đưa vào vận hành xấp xỉ 6.000MW, chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền nam, cụ thể là Nam Trung Bộ. Ninh Thuận và Bình thuận là hai tỉnh tập trung nhiều dự án, chiếm tới hơn 42% nguồn phát năng lượng tái tại toàn quốc.
Với lợi thế đường biển dài hơn 3.200km và tốc độ gió trung bình ở Biển Đông Việt Nam hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, phát triển năng lượng gió ở Việt Nam có triển vọng rất lớn, nhất là vùng duyên hải miền trung, Tây Nguyên và các đảo.
Trong nhiều văn kiện, Việt Nam đã xác định việc phát triển năng lượng nhanh, bền vững, đi trước một bước gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Việt Nam đã xác định hướng chuyển dịch năng lượng cụ thể, tỷ lệ năng lượng tái tạo sẽ đạt 15-20% vào năm 2020, 25-30% vào năm 2045. "Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời, khuyến khích đầu tư các nhà máy sản xuất điện từ rác thải đô thị, sinh khối".