Agribank tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam

Agribank vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với kết quả kinh doanh khả quan, hầu hết đều có lãi. Động lực tăng trưởng chính đến từ hoạt động cho vay và kinh doanh ngoại hối.

Hầu hết các mảng kinh doanh đều có lãi

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của Agribank cho thấy, kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,3% so với cuối năm 2023. Tiền gửi khách hàng đạt hơn 1,9 triệu tỷ đồng, tăng 5,3%. Cho vay khách hàng đạt 1,72 triệu tỷ đồng, tăng 11%.

Với các con số này, Agribank đang đứng thứ nhì hệ thống về thị phần huy động và cho vay (sau BIDV). Song nếu bóc tách theo đối tượng thì tiền gửi từ dân cư và tổ chức (không bao gồm TCTD) của Agribank luôn đứng đầu thị trường.

Việc Agribank giảm tiền gửi khách hàng cuối năm 2024 theo lý giải của ngân hàng nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, cơ cấu lại nguồn vốn góp phần giảm chi phí đầu vào dành nguồn lực để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng và kích thích tăng trưởng của nền kinh tế những tháng cuối năm 2024.

Theo thông tin mới nhất tính đến hết Quý I/2025, để đáp ứng cho vay nền kinh tế trong năm 2025, tiền gửi khách hàng tại Agribank đã đạt gần 2,1 triệu tỷ đồng, tiếp tục vươn lên vị trí ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam.

Về kết quả kinh doanh, ngoại trừ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, tất cả hoạt động kinh doanh khác của Agribank đều có lãi và tăng trưởng tốt.

Tổng thu nhập hoạt động của Agribank năm 2024 đạt 86.496 tỷ đồng; tăng gần 14% so với năm trước. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 66.554 tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm trước. Thu nhập lãi thuần tăng chủ yếu nhờ ngân hàng kiểm soát tốt vốn đầu vào, cả về tốc độ tăng trưởng và lãi suất (năm 2024 tín dụng của Agribank tăng 11% trong khi huy động vốn chỉ tăng 5,3%). Trong năm, dù thu nhập từ lãi và thu nhập tương tự của ngân hàng giảm 8,5% (năm 2024 Agribank có 4 lần giảm lãi vay để hỗ trợ khách hàng) trong khi chi phí lãi và chi phí tương tự của ngân hàng giảm tới gần 25%, giúp lãi thuần tăng trưởng tốt.

Lĩnh vực tăng trưởng tốt nhất của Agribank năm 2024 là hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối (99% thu nhập đến từ kinh doanh ngoại hối, vàng chỉ chiếm 1%). Lãi thuần từ hoạt động này tăng tới 126%, đạt 4.538 tỷ đồng. Lãi thuần từ dịch vụ đat 5.025 tỷ đồng, tăng 10%. Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 14,9 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần năm trước. Lãi thuần từ hoạt động khác là 10.454 tỷ đồng (chủ yếu thu từ nợ gốc đã xử lý), tương đương cùng kỳ năm trước…

Trong năm 2024, chi phí hoạt động của Agribank tăng nhẹ 4,3% lên 32.263 tỷ đồng song điểm tích cực là chỉ số CIR giảm còn 37,3% (CIR tại thời điểm cuối năm 2023 là 40,7%) cho thấy sự cải thiện về hiệu suất hoạt động.

Cũng nhờ hoạt động kinh doanh được giữ vững, Agribank mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro. Năm 2024, chi phí dự phòng rủi ro của Agribank là 26.658 tỷ đồng, tăng 37,4% so với năm trước. Sau khi trích lập dự phòng rủi ro, năm 2024, Agribank đạt 27.574 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 22.067 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 7,5% so với năm trước.

Với kết quả kinh doanh khả quan, năm 2024, thu nhập bình quân mỗi cán bộ, nhân viên của Agribank là 33,42 triệu đồng/người/tháng, tăng nhẹ 2,26% so với năm trước. Tuy vậy, thu nhập của nhân viên Agribank vẫn thấp nhất trong nhóm Big 4 (dao động 37-38 triệu đồng/lượng) và thấp hơn nhiều ngân hàng TMCP tư nhân như Techcombank, HDBank, ACB, TPBank…

Tại thời điểm cuối năm 2024, Agribank có 42.278 nhân viên, tăng 195 người so với năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong các ngân hàng trong năm 2024.

Cuối năm 2024, Agribank có tổng cộng 42.278 nhân viên, tăng 195 người so với năm trước, mức tăng khiêm tốn nhất trong số các ngân hàng trong năm 2024. Điều này phản ánh sự đặc thù trong hoạt động của Agribank, với mạng lưới chi nhánh phủ rộng khắp 63 tỉnh, thành, từ miền núi cao đến các đảo xa xôi. Khi nhu cầu vốn ngày càng gia tăng, việc mở rộng đội ngũ nhân sự là cần thiết để đáp ứng yêu cầu công tác cho vay. Hiện tại nhiều nơi, nhất là vùng núi xa xôi, một cán bộ tín dụng Agribank phải phụ trách từ vài chục đến vài trăm khách hàng với một khối lượng công việc rất lớn.

Song song với đó, năm 2024, là năm Agribank đã triển khai tích cực việc tái cơ cấu, tinh gọn lại hệ thống mạng lưới chi nhánh, đặc biệt tại khu vực TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả, năng suất hoạt động.

Năm 2024, là năm Agribank đã triển khai tích cực việc tái cơ cấu, tinh gọn lại hệ thống mạng lưới chi nhánh, đặc biệt tại khu vực TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả, năng suất hoạt động

Năm 2024, là năm Agribank đã triển khai tích cực việc tái cơ cấu, tinh gọn lại hệ thống mạng lưới chi nhánh, đặc biệt tại khu vực TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả, năng suất hoạt động

Top 4 ngân hàng tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất hệ thống

Tính tới 31/12/2024, quy mô nợ xấu của Agribank là 29.007 tỷ đồng, tỷ lệ 1,68%. So với năm trước, nợ xấu của Agribank giảm cả về tuyệt đối (giảm 425 tỷ đồng) lẫn tỷ lệ tương đối (năm 2023 nợ xấu của Agribank là 1,89%).

Đáng chú ý, năm 2024, nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4 của Agribank đều giảm mạnh (nợ xấu nhóm 3 giảm 44,1%, nợ xấu nhóm 4 giảm 30,4%). Riêng nợ xấu nhóm 5 của Agribank năm 2024 tăng 16,2% (tăng 3.163 tỷ đồng), chủ yếu là do chuyển nhóm nợ.

Việc Agribank tăng nợ xấu nhóm 5 không có gì đáng ngạc nhiên mà nằm trong xu hướng chung của hệ thống ngân hàng.

Báo cáo tài chính của các ngân hàng công bố trước đó cho thấy, năm 2024, nợ xấu nhóm 5 của 27 ngân hàng tăng tới 39,3%. Thậm chí, một số ngân hàng như Techcombank, ABBank còn có tốc độ gia tăng nợ nhóm 5 trên 100%. Trong nhóm ngân hàng big 4, tốc độ tăng nợ xấu nhóm 5 năm 2024 tại Vietcombank là 30%, VietinBank 49%, BIDV là 55%.

Như vậy, nợ xấu nhóm 5 của Agribank tuy tăng mạnh song vẫn còn thấp hơn nhiều so với các ngân hàng trong hệ thống. Điều này cũng phản ánh sự khó khăn của ngành ngân hàng trong thu hồi, xử lý nợ xấu.

Do tích cực trích lập dự phòng rủi ro, đến cuối năm 2024, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Agribank đạt 132%, tăng nhẹ so với mức 129% cuối năm 2023. Như vậy, hiện tại, cùng với BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank là một trong 4 ngân hàng thương mại có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất thị trường.

Tại thời điểm 31/12/2024, Agribank có vốn điều lệ 51.638 tỷ đồng, đứng thứ 7 hệ thống. Hiện Agribank là ngân hàng thương mại nhà nước có vốn điều lệ thấp nhất trong nhóm big 4 và thua cả nhiều ngân hàng thương mại cổ phần.

Tại buổi làm việc giữa ngành ngân hàng với Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Toàn Vượng, Tổng Giám đốc Agribank cho hay, Agribank được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 13% năm 2025, tương đương bơm thêm hơn 200.000 tỷ đồng ra nền kinh tế. Theo tính toán của Tổng Giám đốc Agribank, nếu dư nợ hàng năm tăng thêm 200.000 tỷ đồng, Agribank cần bổ sung thêm 15.000-17.000 tỷ đồng vốn tự có. Do đó, Agribank đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét có cơ chế riêng cho các NHTM có vốn Nhà nước, trong đó xem xét cấp bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận thực nộp hàng năm của Agribank, tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm, bắt đầu từ năm 2025.

Theo thông tin mới nhất của ngân hàng tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt hơn 3% cho thấy nỗ lực rất lớn của ngân hàng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Và vấn đề tăng vốn lại càng trở nên cấp thiết hơn đối với Agribank để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế.

Phương Thảo

Nguồn TBNH: https://thoibaonganhang.vn/agribank-tiep-tuc-giu-vung-vi-tri-ngan-hang-duoc-gui-tien-nhieu-nhat-viet-nam-162293.html