Ai đang ăn bưởi sai cách cần dừng lại ngay

Bưởi được coi là thực phẩm lành mạnh, cung cấp nhiều vitamin C nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Không ăn bưởi khi dùng 1 số loại thuốc

Có một số loại thuốc trong quá trình dùng không ăn được bưởi.

Có một số loại thuốc trong quá trình dùng không ăn được bưởi.

Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận. Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.

Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride... Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi. Nếu bạn lạm dụng hoặc ăn bưởi không đúng cách có thể khiến cho lợi ích của nó giảm xuống đáng kể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Cùng điểm những lưu ý khi ăn bưởi và tác hại nếu dùng bưởi không đúng cách.

Không ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc lá

Theo các chuyên gia thì việc uống rượu, hút thuốc lá cần có khoảng thời gian là 48 tiếng đồng hồ mới nên ăn bưởi hay uống nước bưởi.

Lý do là hàm lượng chất Pyranocoumarin trong bưởi sẽ tăng cường sự chuyển hóa của men ruột (cytochromes P450). Điều này sẽ làm tăng những độc tính của thuốc là và rượu, các chất độc được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn bình thường đặc biệt là chất nicotin và ethanol.

Người không nên ăn bưởi

Người rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C vì vậy người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều. Người bị rối loạn tiêu hóa ăn bưởi sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Người bị suy thận

Do bưởi chứa nhiều kali, nên người suy thận ăn vào sẽ bài tiết rất khó.

Người bị suy tim

Vì ăn bưởi chứa nhiều Kali, sức lọc của thận giảm nên ảnh hưởng đến người bị suy tim.

Ăn bưởi nên biết những 'đại kỵ' này mà tránh để khỏi mang họa vào thân - ảnh 1
Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.

Người hay bị chân tay lạnh

Bưởi có tính hàn nên không tốt cho người chân tay lạnh.

Người bị dạ dày, tá tràng

Trong bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi bởi trong bưởi chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.

Người đói không nên ăn bưởi

Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày của bạn, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi.

Do đó, bạn chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ai-dang-an-buoi-sai-cach-can-dung-lai-ngay/20210327103321243