Ai giữ chức Bộ trưởng Giáo dục lâu nhất ở nước ta?

Ông lấy bằng tiến sĩ ở một trong những đại học danh tiếng nhất nước Pháp, rồi về nước giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục trong gần 29 năm.

1. Ai giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trước là Bộ Quốc gia Giáo dục lâu nhất?

icon

Vũ Đình Hòe

icon

Đặng Thai Mai

icon

Nguyễn Văn Huyên

Câu trả lời đúng là đáp án C: Với 28 năm 350 ngày giữ chức, đây là vị Giáo Sư giữ chức bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lâu nhất từ trước đến nay. GS.TS Nguyễn Văn Huyên sinh năm 1908 (một số tài liệu ghi 1905), quê làng Lai Xá, Kim Chung (Hoài Đức, Hà Nội). Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dù ban đầu từ chối với lý do "thiếu kinh nghiệm", trước sự tin cậy và dặn dò của Hồ Chủ tịch "Chú phải chia bớt chữ cho nhân dân", ông nhận nhiệm vụ này vào tháng 11/1946 và giữ cương vị này đến khi mất (19/10/1975). Khi cách mạng tháng Tám thành công, ông là Tổng giám đốc Đại học vụ, Bộ Quốc gia Giáo dục kiêm Giám đốc Viện Bác cổ sau đó mới làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục. Thời gian làm Bộ trưởng, GS Nguyễn Văn Huyên đã cùng với đội quân giáo dục và các tầng lớp nhân dân xây dựng nền quốc học nhân dân, xóa bỏ được tình trạng 95% dân số mù chữ, tổ chức mạng lưới trường học trên mọi vùng của miền Bắc, qua đó dựng nên một hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, theo tư liệu của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài xóa mù chữ, tổ chức lớp học trong kháng chiến, đào tạo giáo viên, ông còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ học đường, nâng cao dân trí, phát triển sự nghiệp giáo dục miền núi, phát triển sử học và quốc văn vì đó là những lợi khí rèn tinh thần, tư tưởng dân tộc.

2. Ông từng học và lấy bằng cử nhân nào?

icon

Văn khoa

icon

Luật

icon

Cả Văn khoa và Luật

Câu trả lời đúng là đáp án C: Ông từng học và lấy bằng cử nhân Văn khoa và Luật ở Pháp sau đó thì làm luận án tiến sĩ ở Đại học Sorbonne, Paris. Ông cũng chính là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ luận án Văn khoa ở Đại học Sorbonne (ngồi trường uy tín nhất nước Pháp, nổi tiếng toàn thế giới) vào năm 1934. Sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông quyết định về nước làm việc vào năm 1935. Khi đó, GS Nguyễn Văn Huyên khước từ lời mời làm quan cùng những hứa hẹn với chính quyền thực dân mà chỉ dạy học, làm giáo sư Sử - Địa trường Trung học Bảo hộ, ngày nay là trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.

3. Hiệu trưởng đầu tiên của trường đại học của Việt Nam là ai?

icon

Mạc Đĩnh Chi

icon

Chu Văn An

icon

Cao Bá Quát

Câu trả lời đúng đáp án B: Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng bởi vua Lý Thánh Tông vào năm 1070, cho đến năm 1076, Lý Nhân Tông đã cho lập trường Quốc Tử Giám ngay cạnh Văn Miếu. Ban đầu đây chỉ là ngôi trường dành riêng cho con vua và các quốc tử (con các bậc đại quyền quý). Đến năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu chỉ còn thờ Khổng Tử. Học trò đầu tiên của Quốc Tử Giám chính là con trai vua Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan (lúc đó mới 5 tuổi) tức Thái tử Lý Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tông). Lý Nhân Tông cũng chính là 1 trong những nhà vua thành công nhất lịch sử Việt Nam với thời gian trị vì lên tới 55 năm (lâu nhất trong lịch sử). Vậy nhân vật nào là người có đủ trình độ, tài đức và sự tín nhiệm để làm ‘hiệu trưởng’ của Quốc Tử Giám cũng như dạy học cho bậc quân vương? Theo đó, Chu Văn An chính là nhân vật từng giữ chức hiệu trưởng của trường Quốc Tử Giám. Ông cũng chính là nhà giáo đầu tiên giữ chức hiệu trưởng trong lịch sử nền giáo dục của Việt Nam. Chu Văn An được của là Quốc tử giám Tư nghiệp (tương đương với chức Hiệu trưởng) dưới đời Trần Minh Tông. Chu Văn An (1292-1370) cũng chính là 1 trong 6 nhân tài đất Việt được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới. Theo đó, Đại hội đồng UNESCO khóa 40 đã thống nhất biểu quyết “Tổ chức lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất của Chu Văn An - Nhà sư phạm Việt Nam” vào ngày 7.11.2019, tại Paris (Pháp). Chu Văn An chính thức trở thành Danh nhân văn hóa thứ tư của Việt Nam được tổ chức UNESCO này vinh danh.

4. Chu Văn An được vua Trần Minh Tông (1314-1329) mời ông ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám năm bao nhiêu tuổi?

icon

30 tuổi

icon

31 tuổi

icon

32 tuổi

Câu trả lời đúng đáp án C: Năm 32 tuổi, với uy tín của mình, Chu Văn An được vua Trần Minh Tông (1314-1329) mời ông ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám . Ban đầu ông dạy học cho 7 thái tử trong đó có 4 người dau này là vua nhà Trần. Không chỉ dạy những nội dung trong Tứ thư thuyết ước, Chu Văn An còn truyền đạt quan điểm giáo dục vì con người và đạo đức, phong cách của nhà nho cho học trò. Chu Văn An qua đời vào 18/1/1370, vua Trần sau đó đã tôn vinh thầy là “Vạn thế sư biểu” (Người thầy mẫu mực của muôn đời) và đặt tượng thờ trong Văn Miếu cùng nơi thờ đức Khổng Tử.

5. Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội được mệnh danh 'Ông Phật làm súng'? Điều này đúng hay sai?

icon

Đúng

icon

Sai

Câu trả lời đúng đáp án A: Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội chính là 1 huyền hoại trong lịch sử quân sự Việt Nam, được mệnh danh là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Là trường đại học nổi danh cả nước, cũng chính là ước mơ của biết bao nhiêu học sinh, Đại Học Bách Khoa Hà Nội là trường đại học vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam. Vậy bạn có biết ai là hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại Học này? Theo thông tin chính thức trên website của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, GS.VS Trần Đại Nghĩa chính là hiệu trưởng đầu tiên của trường ( vào năm 1956), chức vụ cao nhất từng đảm nhận: Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công thương, Cục trưởng Cục Quân giới, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. GS Trần Đại Nghĩa là hiệu trưởng đầu tiên của đại học Bách khoa Hà nội và người đặt nền móng cho ngôi trường này, sau 1 thời gian ngắn thì GS Tạ Quang Bửu đã thay thế nhiệm vụ này. GS.VS Trần Đại Nghĩa (1913-1997) được mệnh danh là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, ông là 1 nhà khoa học kiệt xuất và là ‘huyền thoại’ với những đóng góp trong hai cuộc kháng chiến cứu nước. Có công lao to lớn trong công cuộc cách mạng Việt Nam nhưng GS.VS Trần Đại Nghĩa lại vô cùng bình dị và giữ được tính cách khiêm nhường. Theo đó, những cải tiến, sáng chế của Trần Đại Nghĩa đã giúp vũ khí của Việt Nam có sức mạnh công phá và trở thành nỗi khiếp sợ của quân thù như: Loạt súng lớn, súng phóng bom, các loại mìn nổ chậm… mang thương hiệu "made in Vietnam", "made by Tran Dai Nghia" … Những sáng chế của GS.VS Trần Đại Nghĩa đã gây cho quân địch đi từ sửng sốt đến kinh hoàng và khiến cả giới vũ trang, quân sự phải bái phục. Tài năng về chế tạo vũ khí của Trần Đại Nghĩa được tỏa sáng hơn bao giờ hết trong hoàn cảnh gian khó của thời chiến. Với những đóng góp to lớn của ông với nền quân sự nước nhà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng ông danh hiệu "Ông Phật làm súng".

6. Nhà toán học đầu tiên của Việt Nam là ai?

icon

Lương Thế Vinh

icon

Vũ Hữu

icon

Mạc Đĩnh Chi

Câu trả lời đúng là đáp án B: Người được coi là nhà toán học đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam là VŨ HỮU. Vũ Hữu sinh năm 1437 và mất năm 1530. Ông là một nhà toán học và cũng là một danh thần dưới các triều vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông người làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương ngày nay. Công trình toán học ông để lại cho hậu thế nổi bật là "Lập Thành Toán Pháp". Lập thành toán pháp bao gồm những kiến thức cơ bản về hình học và số học, hướng dẫn cách đo lường ruộng đất theo các đơn vị mẫu, sào, thước, tấc của nước ta, tính toán các công trình xây dựng, kiến trúc, đào đắp kênh mương, đê điều,... Vũ Hữu là một thần đồng toán học Vũ Hữu đỗ Hoàng giáp (tức Tiến sĩ) cùng khoa với Lương Thế Vinh khoa thi năm Quý Mùi (1463) đời vua Lê Thánh Tông (Vì vậy , có nhiều tài liệu xếp Vũ Hữu và Lương Thế Vinh ngang hàng và là 2 nhà toán học đầu tiên của Việt Nam). Từ bé Vũ Hữu còn sớm thể hiện năng khiếu về tính toán. Trong làng trong xóm có sự tranh chấp gì về chia chác ruộng đất đều nhờ cậu tính toán, phân xử giúp. Tiếng đồn về tài toán của cậu lan ra khắp vùng Đường An, trấn Hải Dương.

7. Ai là tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam?

icon

Lê Văn Thiêm

icon

Phạm Tỉnh Quát

icon

Hoàng Xuân Sính

Câu trả lời đúng là đáp án A: GS Lê Văn Thiêm, sinh năm 1918 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1930, bố mẹ qua đời, ông vào Quy Nhơn, nương tựa người anh cả để học trường College de Quy Nhơn. Theo tư liệu của Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ trong 4 năm, Lê Văn Thiêm đã hoàn thành chương trình 9 năm và đứng đầu danh sách khen thưởng của nhà trường khi tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học (tương đương với phổ thông cơ sở ngày nay). Ba tháng sau, Lê Văn Thiêm lập thi đỗ tú tài phần 1 (tương đương lớp 11), việc mà người bình thường phải chuẩn bị khẩn trương trong hai năm. Ngay năm sau, ông lại thi đỗ tú tài toàn phần. Năm 1938, Lê Văn Thiêm ghi tên theo học lớp Lý - Hóa - Sinh (PCB) để chuẩn bị học ngành Y do trong nước chưa đào tạo cử nhân Toán. Năm sau, với thành tích đỗ thứ nhì kỳ thi PCB, ông được nhận học bổng sang Pháp du học. Năm 1939, Lê Văn Thiêm trở thành sinh viên khoa Toán tại Đại học Sư phạm Paris. Bị gián đoạn đèn sách do chiến tranh thế giới thứ hai, đến năm 1943, ông mới tiếp tục việc học và năm sau nhận bằng thạc sĩ Toán. Được học bổng, Lê Văn Thiêm sang Đức làm luận án tiến sĩ Toán tại Đại học Göttingen do nhà Toán học Hans Wittich hướng dẫn. Luận án "Về việc xác định kiểu của một diện Riemann mở đơn liên" được Lê Văn Thiêm bảo vệ thành công ngày 4/4/1945. Ông trở thành người Việt Nam đầu tiên cầm trong tay bằng tiến sĩ Toán.

8. Ngoài bằng tiến sĩ ở Đức, ông Lê Văn Thiêm còn có bằng tiến sĩ ở đâu?

icon

Nga

icon

Pháp

icon

Thụy Điển

Câu trả lời đúng là đáp án B: Năm 1948, Lê Văn Thiêm đại diện Việt Nam qua Ba Lan tham dự Hội nghị hòa bình thế giới. Cùng năm đó, dưới sự hướng dẫn của GS Georges Valiron, chuyên gia hàng đầu về hàm giải tích, Lê Văn Thiêm bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học quốc gia về Toán tại Pháp, với đề tài "Về bài toán ngược phân phối giá trị các hàm phân hình". Ông sau đó được mời dạy Toán tại Đại học Zurich (Thụy Sỹ).

9. Ai là nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam?

icon

GS Hoàng Xuân Sính

icon

GS Lê Thị Thanh Nhàn

Câu trả lời đúng là đáp án A: Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 29/4/1980 ký quyết định số 131-CP, công nhận 83 giáo sư và 347 phó giáo sư, trong đó có nhà toán học Hoàng Xuân Sính. Bà cũng là nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam. Giáo sư Sính sinh ngày 5/9/1933, quê làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1951, sau khi tốt nghiệp bằng tú tài 1, ban Sinh ngữ, tiếng Anh và tiếng Pháp tại trường THPT Chu Văn An, bà sang Pháp học tiếp chương trình phổ thông, rồi đại học, chuyên ngành Toán học. Tốt nghiệp Đại học Toulouse (Pháp), bà học lên thạc sĩ Toán học ở tuổi 26, một cấp học khó thời đó. Theo Đại học Sư phạm Hà Nội, giáo sư Hoàng Xuân Sính đã góp phần quyết định lập ra giải thưởng Kovalevskaia dành cho các tài năng khoa học nữ Việt Nam.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ai-giu-chuc-bo-truong-giao-duc-lau-nhat-o-nuoc-ta-post1565003.tpo