Ai viết bộ quốc sử đầu tiên của người Việt?

Bộ quốc sử đầu tiên của người Việt được biên soạn dưới thời nhà Trần, trở thành nền tảng cho sử học nước ta sau này.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, bộ quốc sử đầu tiên của người Việt được biên soạn dưới thời nhà Trần, với tên gọi Đại Việt sử ký. Tác giả của bộ chính sử này là nhà sử học Lê Văn Hưu. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, bộ quốc sử đầu tiên của người Việt được biên soạn dưới thời nhà Trần, với tên gọi Đại Việt sử ký. Tác giả của bộ chính sử này là nhà sử học Lê Văn Hưu. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.

 Bộ Đại Việt sử ký được sử gia Lê Văn Hưu hoàn thành năm 1272 dưới thời trị vì của vua Trần Thánh Tông. Để hoàn thành bộ sách này, Lê Văn Hưu đã dày công sưu tầm những tư liệu rất ít ỏi từ thời kỳ trước để lại. Ảnh: NXB Kim Đồng.

Bộ Đại Việt sử ký được sử gia Lê Văn Hưu hoàn thành năm 1272 dưới thời trị vì của vua Trần Thánh Tông. Để hoàn thành bộ sách này, Lê Văn Hưu đã dày công sưu tầm những tư liệu rất ít ỏi từ thời kỳ trước để lại. Ảnh: NXB Kim Đồng.

 Đại Việt sử ký gồm 30 quyển, ghi lại những sự việc quan trọng trong thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế cho đến Lý Chiêu Hoàng (1224-1225), tất cả gồm 30 quyển. Ảnh: Wikipedia.

Đại Việt sử ký gồm 30 quyển, ghi lại những sự việc quan trọng trong thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế cho đến Lý Chiêu Hoàng (1224-1225), tất cả gồm 30 quyển. Ảnh: Wikipedia.

 Đại Việt sử ký là cuốn sử rất quý của Lê Văn Hưu nhưng tiếc rằng sau đó bị thất lạc. May mắn là rất nhiều nội dung của cuốn sử này về sau được sử gia Ngô Sỹ Liên trích dẫn lại trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư của ông. Nhờ những trích dẫn này, hậu thế phần nào hiểu được nội dung cuốn sách của Lê Văn Hưu. Ảnh: Báo Bình Phước.

Đại Việt sử ký là cuốn sử rất quý của Lê Văn Hưu nhưng tiếc rằng sau đó bị thất lạc. May mắn là rất nhiều nội dung của cuốn sử này về sau được sử gia Ngô Sỹ Liên trích dẫn lại trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư của ông. Nhờ những trích dẫn này, hậu thế phần nào hiểu được nội dung cuốn sách của Lê Văn Hưu. Ảnh: Báo Bình Phước.

 Lê Văn Hưu là nhà khoa bảng, đại thần của nhà Trần, ông quê ở Thanh Hóa, thi đỗ bảng nhãn năm 1247, khi mới chỉ 17 tuổi. Ông là bảng nhãn trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ảnh: NXB Giáo dục.

Lê Văn Hưu là nhà khoa bảng, đại thần của nhà Trần, ông quê ở Thanh Hóa, thi đỗ bảng nhãn năm 1247, khi mới chỉ 17 tuổi. Ông là bảng nhãn trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ảnh: NXB Giáo dục.

 Ngoài Đại Việt sử ký, nhà Trần còn cho biên soạn thêm một cố cuốn sách về lịch sử khác như: Trung hưng thực lục, được viết năm 1289; Đại Việt sử lược đời vua Trần Phế Đế (1377-1388); Việt sử cương mục, Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc, viết cuối thời Trần. Ảnh: Báo Bình Phước.

Ngoài Đại Việt sử ký, nhà Trần còn cho biên soạn thêm một cố cuốn sách về lịch sử khác như: Trung hưng thực lục, được viết năm 1289; Đại Việt sử lược đời vua Trần Phế Đế (1377-1388); Việt sử cương mục, Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc, viết cuối thời Trần. Ảnh: Báo Bình Phước.

Theo Hà Sơn/Zing

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ai-viet-bo-quoc-su-dau-tien-cua-nguoi-viet/20201206084854766