AirAsia Nhật Bản phá sản: Nạn nhân mới nhất của châu Á đầu hàng trước COVID-19

AirAsia Nhật Bản xin phá sản, trở thành 'nạn nhân' mới nhất của đại dịch COVID-19. Hơn 23.000 khách hàng sẽ không được hoàn tiền (lên đến 500 triệu yen) cho các chuyến bay bị hủy.

AirAsia Nhật Bản tuyên bố phá sản vì cạn sức chống chịu với COVID-19

Hôm qua 17/11, AirAsia Nhật Bản đệ đơn xin phá sản lên Tòa án Tokyo với khoản nợ khoảng 21,7 tỷ yen (208 triệu USD). Động thái này được đưa ra sau khi công ty mẹ của hãng là AirAsia cắt viện trợ cho liên doanh tại Nhật trong bối cảnh ngành hàng không toàn cầu đi xuống.

Theo Nikkei, đây là hãng bay đầu tiên tại Nhật Bản sụp đổ trong thời kỳ COVID-19.

AirAsia rơi vào khó khăn như nhiều hãng hàng không khác. Ảnh: Getty.

Thông cáo của Tập đoàn Asia cho biết: "Với tình hình tài chính hiện tại của Asia chi nhánh Nhật Bản, chúng tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo rằng AirAsia Nhật Bản không thể chi trả các khoản nợ chưa thanh toán. Chúng tôi chân thành xin lỗi vì sự bất tiện gây ra cho những khách hàng đã sử dụng dịch vụ hoặc đặt vé bay với AirAsia Nhật Bản".

Tamotsu Ueno - luật sư của AirAsia Nhật Bản cho biết hơn 23.000 khách hàng sẽ không được hoàn tiền (lên đến 500 triệu yen) cho các chuyến bay bị hủy. Thay vào đó, AirAsia cho biết sẽ cung cấp điểm tín dụng cho khách hàng để bay quốc tế trên các hãng bay thuộc công ty này.

Ueno cũng cho biết trong cuộc họp báo rằng AirAsia Nhật Bản có kế hoạch tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cổ đông. Ngoài AirAsia, các nhà đầu tư khác vào AirAsia Nhật Bản còn có hãng thương mại điện tử Rakuten, nhà sản xuất sản phẩm làm đẹp Noevir Holdings và nhà vận hành chuỗi cửa hàng thể thao Alpen.

Tập đoàn AirAsia, có trụ sở ở tại Malaysia, đang chịu áp lực lớn trước cú sốc gây ra bởi đại dịch COVID-19 khi hàng loạt máy bay phải nằm không và lượng hành khách lao dốc. Trong quý 2/2020, AirAsia báo lỗ kỷ lục 238 triệu USD, so với mức lãi 4,3 triệu USD cùng kỳ năm trước. Doanh thu trong quý của tập đoàn này giảm tới 96% xuống còn 28,9 triệu USD do lượng hành khách giảm tới 98%.

AirAsia Nhật Bản là hãng hàng không duy nhất đặt căn cứ tại Sân bay Quốc tế Chubu Centrair ở Nagoya. Đội bay của AirAsia Nhật Bản chỉ có 3 chiếc đi thuê. Trước đây, hãng vận hành các chặng bay nội địa đến Sapporo, Sendai, Fukuoka và chặng quốc tế đến thành phố Đài Bắc.

Sau khi dừng một số chuyến bay từ tháng 4, hãng này thông báo ngừng toàn bộ các chặng vào tháng 10. AirAsia Nhật Bản đã cho gần 300 nhân viên nghỉ việc vào ngày 4/11 và chỉ còn lại khoảng 50 người để xử lý quy trình phá sản. Năm 2019, hãng đạt doanh thu 4 tỷ yen và lỗ 4,7 tỷ yen.

Một trong ba máy bay đi thuê của AirAsia Nhật Bản. Ảnh: AirAsia Japan

Một trong ba máy bay đi thuê của AirAsia Nhật Bản. Ảnh: AirAsia Japan

Trước khi tuyên bố phá sản, AirAsia Nhật Bản đã hủy tất cả các chuyến bay, bao gồm chặng bay từ Nagoya đi Đài Bắc. Tuy nhiên, các đường bay đi và đến Nhật do những chi nhánh khác của AirAsia, bao gồm AirAsia Thái Lan và AirAsia Philippines, không bị ảnh hưởng. Các chặng quốc tế đến Nhật Bản từ Malaysia, Thái Lan và Philippines sẽ tiếp tục hoạt động sau khi chính phủ Nhật nới lỏng lệnh hạn chế đi lại và mở lại biên giới.

Những hành khách đã đặt vé với AirAsia Nhật Bản có thể đăng ký hoàn tiền từ tháng 4/2021 hoặc được chuyển sang bất kỳ chặng bay nào khác do AirAsia vận hành.

AirAsia đang xem xét lại việc bơm tiền vào chi nhánh Ấn Độ

AirAsia đang xem xét lại việc bơm tiền vào chi nhánh Ấn Độ, sau khi chi nhánh Nhật Bản của hãng nộp đơn phá sản.

Bo Lingam, Chủ tịch các hãng hàng không tại AirAsia cho biết: “Việc các đối tác tại Nhật Bản và Ấn Độ rút vốn đầu tư khiến Tập đoàn AirAsia gặp nhiều khó khăn về tài chính”.

“Giảm chi phí và giảm đốt tiền mặt là những ưu tiên hàng đầu của hãng trong thời điểm hiện tại. Đóng cửa AirAsia Nhật Bản và xem xét lại khoản đầu tư vào AirAsia Ấn Độ để phục vụ cho việc giảm tải trên”.

Theo Bloomberg, tập đoàn cũng ngừng rót vốn cho AirAsia Ấn Độ vào tháng trước. Tương lai của công ty hiện phụ thuộc hoàn toàn vào tập đoàn Tata Group, cổ đông nắm giữ 51%.

Tình trạng của chi nhánh AirAsia X cũng không khả quan hơn. Đầu tháng 11, công ty đã đệ trình một đề xuất tái cơ cấu nợ mới cho các chủ nợ. Ngày 30/6, AirAsia đã báo cáo khoản lỗ lớn nhất nhất từ trước đến nay trong quý thứ hai, khi COVID-19 làm chao đảo ngành hàng không.

Những hành khách đã đặt vé với AirAsia Nhật Bản có thể đăng ký hoàn tiền từ tháng 4/2021

Những hành khách đã đặt vé với AirAsia Nhật Bản có thể đăng ký hoàn tiền từ tháng 4/2021

AirAsia Nhật Bản đã hủy tất cả chuyến bay, bao gồm một chuyến từ Nagoya đến Đài Bắc. Các chuyến bay đến Nhật Bản do các hãng vận chuyển khác của AirAsia khai thác từ Thái Lan và Philippines hiện chưa bị ảnh hưởng.

Các dịch vụ quốc tế từ Malaysia, Thái Lan và Philippines đến Nhật Bản sẽ hoạt động trở lại khi các lệnh hạn chế đi lại được nới lỏng và biên giới các nước mở cửa trở lại.

Theo một tuyên bố khác của hãng, AirAsia Nhật Bản hiện không thể hoàn tiền các khoản hoàn phí chưa thanh toán với khách hàng đã đặt chuyến.

AirAsia Ấn Độ nắm giữ 6% thị phần và có hơn 3.000 nhân viên. Trái với dự đoán sẽ hòa vốn trong 4 tháng khi bắt đầu bay vào năm 2014. Tuy nhiên, AirAsia Ấn Độ hiện vẫn chưa kiếm được tiền tại một đất nước có thuế nhiên liệu và giá vé máy bay cao như Ấn Độ.

43 hãng bay thương mại trên thế giới đã ngừng hoặc tạm ngưng hoạt động trong COVID-19

Trên thế giới, các hãng bay tiếp tục chịu sức ép lớn về tài chính do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến doanh thu lao dốc trầm trọng. Nhiều hãng bay đã phải cắt giảm hàng nghìn nhân viên và cố gắng tìm nguồn cứu trợ để tiếp tục tồn tại. Trong khi đó, không ít hãng buộc phải xin phá sản vì không thể cầm cự.

Theo dữ liệu của Cirium, từ đầu năm đến nay, khoảng 43 hãng bay thương mại trên thế giới đã ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động. Trong số này có nhiều hãng bay lớn như Virgin Australia, Virgin Atlantic, Cathay Dragon hay Thai Airways.

Không riêng gì AirAsia, 43 hãng bay thương mại trên thế giới đã ngừng hoặc tạm ngưng hoạt động trong COVID-19

Không riêng gì AirAsia, 43 hãng bay thương mại trên thế giới đã ngừng hoặc tạm ngưng hoạt động trong COVID-19

Trong khi đó, nhiều hãng khác phải cắt giảm hàng loạt nhân sự. Hãng hàng không Hồng Kông Cathay Pacific đã sa thải hơn 8.500 nhân viên. Các nhà sản xuất máy bay như Boeing cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng khi tuyên bố cắt giảm hơn 30.000 nhân viên vào cuối năm tới.

Theo Hiệp hội Du lịch Hàng không Quốc tế (IATA), doanh thu ngành hàng không dự kiến giảm 46% vào năm 2021 so với năm 2019 và dự báo ngành này sẽ phải cắt giảm 40% nguồn lực để phù hợp với nhu cầu bay.

Trong khi đó, Cirium nhận định nhu cầu đi lại bằng đường hàng không trên thế giới đang ở tình trạng tồi tệ hơn cả các kịch bản bi quan nhất. Công ty này dự báo ngành công nghiệp hàng không quốc tế chỉ có thể phục hồi về mức năm 2019 vào năm 2024, lâu hơn so với dự báo quý 2/2021 trước đó.

Lỗ liên tiếp nhiều năm, Thai Airways đứng trước lựa chọn phá sản

Hải Yến

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/airasia-nhat-ban-tuyen-bo-pha-san-23763.html