Airbus và Boeing đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ máy bay Nga, Trung Quốc
Hai hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing đang gặp nhiều áp lực do cạnh tranh từ Nga và Trung Quốc.
Kênh DW (Đức) cho biết máy bay Irkut MC-21của Nga đã được cấp chứng nhận để bay, còn Trung Quốc đang xúc tiến kế hoạch đưa máy bay nước này sản xuất là Comac C919 gia nhập thị trường quốc tế.
Cả MC-21 và C919 đều là máy bay động cơ đôi thân hẹp. MC-21 và C919 đều đã nhiều năm bị trì hoãn phát triển và không khiến phương Tây quan ngại. Nhưng điều này sẽ thay đổi.
Chiếc MC-21 cuối cùng cũng được chứng nhận cấp phép vận chuyển hành khách từ tháng 12/2021 và dự kiến đi vào hoạt động tại Nga từ cuối năm nay. Trung Quốc lên kế hoạch chuyển chiếc C919 đầu tiên cho các hãng hàng không cùng thời điểm nhưng buộc phải trì hoãn bởi tình hình dịch COVID-19.
Theo DW, Airbus và Boeing cần để ý đến vấn đề này. Chiếc MC-21 được cho có màn thể hiện ưu việt ở một số lĩnh vực so với dòng máy bay phổ biến mà Airbus và Boeing đang bán. Ngoài ra, các dòng máy bay nổi tiếng của Airbus và Boeing đều đã hoạt động từ lâu: Boeing 737 ra mắt từ năm 1967 còn Airbus A320 là vào năm 1987.
Phiên bản tiêu chuẩn của MC-21 có thể chở theo 163 hành khách. Ông Nico Buchholz tại hãng hàng không Lufthansa (Đức) nhận định: “Về mặt lý thuyết, MC-21 có khả năng tốt hơn cả Airbus A320neo”. Các chuyên gia như ông Nico Buchholz cho rằng nhiều khả năng chiếc MC-21 rẻ hơn các đối thủ phương Tây.
MC-21 có cabin rộng hơn A320 và Boeing 737. Tuy rộng hơn nhưng các hãng hàng không vẫn khó có thể lắp hơn 6 hàng ghế mỗi dãy vào chiếc MC-21, điều này đồng nghĩa với việc các hành khách sẽ có thêm khoảng không và hàng lang trong máy bay này cũng rộng hơn.
Nhu cầu nội địa khiến Trung Quốc chủ trương sản xuất Comac C919 có thể chở 156 đến 168 hành khách.