Ám ảnh lạm phát ở Mỹ đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ và động thái của Fed
Ngày 12/1, Bộ Lao động Mỹ cho biết, giá tiêu dùng của Mỹ năm ngoái đã tăng với tốc độ cao nhất trong 4 thập kỷ, với lạm phát ở mức 7% vào năm 2021, một mức tăng chưa từng thấy kể từ tháng 6/1982.
Với việc loại bỏ giá năng lượng và thực phẩm khỏi phương trình tính toán lạm phát, tỷ lệ lạm phát "cốt lõi" ở Mỹ là 5,5% vào năm 2021, mức tăng tỷ lệ lớn nhất kể từ năm 1991. Áp lực lạm phát đối với nền kinh tế đã đi kèm với các chi phí chính trị đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden khi chính quyền hy vọng sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. Cũng trong ngày 12/1, Tổng thống Biden cho biết chính quyền "còn nhiều việc phải làm với mức tăng giá vẫn còn quá cao". Liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có lo ngại về lạm phát không?
Cục Dự trữ Liên bang đang báo động về lạm phát khi hàng ngày người Mỹ ngày càng cảm thấy sốc với mọi thứ, từ các khoản mua sắm lớn đến các mặt hàng chủ lực cơ bản. Giá ô tô, năng lượng và nhà ở đều tăng do lạm phát tăng giá. Tăng giá đã ăn mòn tiền lương và dữ liệu thăm dò dư luận cho thấy những lo ngại về lạm phát thậm chí bắt đầu thay thế những lo ngại liên quan đến đại dịch.
Theo thống kê của Bộ Lao động, giá nhà cho thuê đã tăng 4,1% trong năm ngoái và giá thực phẩm tăng 6,3% trong khi giá xe đã qua sử dụng tăng 37,3%. Áp lực lạm phát, một phần do áp lực nhu cầu đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu, dự kiến sẽ tiếp tục cho đến khi các áp lực liên quan đến đại dịch đối với sức khỏe của người lao động và chuỗi cung ứng làm trầm trọng thêm vấn đề. Chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng chậm lại 0,5% trong tháng 11, cho thấy lạm phát có thể gần đạt đến đỉnh điểm.
Trong khi Chủ tịch Fed Jerome Powell từng gọi là lạm phát "nhất thời", Ngân hàng Trung ương Mỹ hiện dự kiến sẽ tăng lãi suất chuẩn ngắn hạn ba lần trong năm tới để giảm bớt áp lực lạm phát. Ngày 11/1, ông Powell thông báo với Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ rằng, nếu Fed phải tăng lãi suất nhiều hơn theo thời gian, thì Fed sẽ làm.