Ấn Độ chuẩn bị sản xuất tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ

Theo ANI News, New Delhi và Washington đang thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc hợp tác sản xuất tên lửa chống tăng Javelin ngay tại Ấn Độ.

Việc đàm phán hợp tác này được tiết lộ trong chuyến thăm cấp cao của phái đoàn Mỹ tới Ấn Độ, đây là một phần trong nỗ lực nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Các quan chức quân đội Ấn Độ nhấn mạnh tầm quan trọng của một giải pháp bền vững, thông qua sự hợp tác với Mỹ để sản xuất tên lửa chống tăng Javelin.

Hệ thống tên lửa chống tăng Javelin do Raytheon và Lockheed Martin hợp tác phát triển được trang bị rộng rãi cho Mỹ và đồng minh.

Kiểu tấn công "đột nóc" của tên lửa Javelin đã khiến cho hàng trăm xe tăng loại khỏi vòng chiến.

Chiến trường Ukraine cho thấy, hàng trăm xe tăng Nga dù được trang bị thêm giáp "mũ sắt" nhưng vẫn không thể cản được đòn tấn công từ tên lửa Javelin.

Chiến trường Ukraine cho thấy, hàng trăm xe tăng Nga dù được trang bị thêm giáp "mũ sắt" nhưng vẫn không thể cản được đòn tấn công từ tên lửa Javelin.

Giới quan sát nhân định, chính Javelin là một trong những loại vũ khí đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công quy mô lớn bằng tăng thiết giáp của Nga hồi đầu xung đột Đông Âu.

Giới quan sát nhân định, chính Javelin là một trong những loại vũ khí đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công quy mô lớn bằng tăng thiết giáp của Nga hồi đầu xung đột Đông Âu.

Javelin là hệ thống tên lửa chống tăng vác vai của Mỹ được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu là xe tăng, thiết giáp hoặc các mục tiêu bay ở tầm thấp.

Loại tên lửa diệt tăng cực hiện đại có khả năng tự dẫn đến mục tiêu. Rất ít các loại tên lửa diệt tăng có thể làm được điều này.

Hệ thống tên lửa này thường dùng để tấn công phần tháp pháo xe tăng, xe thiết giáp. Javelin cũng được sử dụng để bắn thẳng vào các tòa nhà hay các công sự của đối phương.

Tên lửa Javelin thường đạt đến độ cao 150 m trong kiểu tấn công "đột nóc", từ độ cao này chúng lao xuống với tốc độ lớn để công phá mục tiêu. Đầu đạn của tên lửa sử dụng loại nổ lõm cho sức hủy diệt lớn.

Javelin được sử dụng lần đầu trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003. Nó đã chứng minh được hiệu quả cao trong việc phá hủy các xe tăng T-72 và Type 69 của Iraq.

Tiếp đến chúng thể hiện xuất sắc tại chiến trường Syria khi Mỹ cung cấp một số lượng hạn chế cho đồng minh của mình tại đây, tại xung đột Đông Âu hiện nay, tên lửa Javelin tiếp tục cho thấy là dòng vũ khí hiệu quả.

Hệ thống tên lửa chống tăng vác vai Javelin có chiều dài ống phóng 1,2m; chiều dài tên lửa 1,1 m; đầu đạn nặng 8,4 kg; tầm bắn từ 75 m đến 2.500 m.

Chúng sử dụng công nghệ ảnh hồng ngoại để ngắm bắn. Khả năng xuyên thép của tên lửa chống tăng Javelin >600 mm.

Khi ngắm bắn các thông số mục tiêu sẽ được nạp vào hệ thống ống phóng và tên lửa. Xạ thủ chỉ việc bấm nút bắn.

Khi bắn xong xạ thủ có thể nhanh chóng di chuyển và lúc này tên lửa tự tìm đến mục tiêu, cơ chế bắn - quên này rất hiện đại.

Trong khi các tên lửa diệt tăng của Nga thì xạ thủ phải hiệu chỉnh cho tới khi tên lửa chạm đích. Điều này gây nguy hiểm cho xạ thủ bởi họ có thể bị đối phương phản kích.

Hệ thống phóng tên lửa vác vai này chỉ mất 30 giây để lắp đặt vào trạng thái sẵn sàng phóng tên lửa, và mất 20 giây cho quá trình nạp tên lửa mới.

Đạn tên lửa của bệ phóng Javelin là loại tên lửa liều phóng kép (2 tầng đẩy), với một liều phóng phụ nhỏ có tác dụng đẩy quả đạn khỏi ống phóng sau đó động cơ chính mới hoạt động để đẩy tên lửa lao vút đi.

Đạn tên lửa của bệ phóng Javelin là loại tên lửa liều phóng kép (2 tầng đẩy), với một liều phóng phụ nhỏ có tác dụng đẩy quả đạn khỏi ống phóng sau đó động cơ chính mới hoạt động để đẩy tên lửa lao vút đi.

Cơ chế liều phóng kép này giúp bảo vệ xạ thủ đặc biệt là tác chiến trong môi trường tác chiến đô thị hoặc trong không gian chật hẹp.

Cơ chế liều phóng kép này giúp bảo vệ xạ thủ đặc biệt là tác chiến trong môi trường tác chiến đô thị hoặc trong không gian chật hẹp.

Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 8,4 kg (loại chống tăng HEAT) cư ly tác chiến hiệu quả xa nhất là 2.500 m, tuy nhiên các biến thể mới nhất của loại tên lửa này đã được nâng tầm bắn.

Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 8,4 kg (loại chống tăng HEAT) cư ly tác chiến hiệu quả xa nhất là 2.500 m, tuy nhiên các biến thể mới nhất của loại tên lửa này đã được nâng tầm bắn.

Vào năm 2020 Mỹ tiếp tục cải tiến tên lửa Javelin về trọng lượng và kích thước để tối ưu hơn, ngoài ra hệ thống GPS kết nối mạng chiến đấu nội bộ, chế độ hoạt động quang-hồng ngoại cũng được nâng cấp giúp tối ưu khả năng tác chiến trong bóng tối.

Vào năm 2020 Mỹ tiếp tục cải tiến tên lửa Javelin về trọng lượng và kích thước để tối ưu hơn, ngoài ra hệ thống GPS kết nối mạng chiến đấu nội bộ, chế độ hoạt động quang-hồng ngoại cũng được nâng cấp giúp tối ưu khả năng tác chiến trong bóng tối.

Điểm yếu của loại tên lửa này là giá thành đắt đỏ. Bệ phóng tên lửa di động này có giá gần 200.000 USD, trong khi mỗi quả tên lửa có giá gần 100.000 USD.

Điểm yếu của loại tên lửa này là giá thành đắt đỏ. Bệ phóng tên lửa di động này có giá gần 200.000 USD, trong khi mỗi quả tên lửa có giá gần 100.000 USD.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/an-do-chuan-bi-san-xuat-ten-lua-chong-tang-javelin-cua-my-post580830.antd