Ấn Độ dự kiến phóng tàu vũ trụ, lấy mẫu ở Mặt Trăng 2028

Ấn Độ đang hướng tới mục tiêu phóng tàu vũ trụ Chandrayaan-4 lấy mẫu Mặt Trăng vào năm 2028, tiếp theo là tàu đổ bộ và xe tự hành không người lái lên Mặt Trăng hợp tác với Nhật Bản.

S. Somanath, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), thông tin về việc dự kiến phóng tàu vũ trụ Chandrayaan-4 vào năm 2028 để lấy mẫu đất đá ở cực nam Mặt Trăng. Ảnh: NASA/JPL/USGS.

S. Somanath, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), thông tin về việc dự kiến phóng tàu vũ trụ Chandrayaan-4 vào năm 2028 để lấy mẫu đất đá ở cực nam Mặt Trăng. Ảnh: NASA/JPL/USGS.

Theo kế hoạch, Chandrayaan-4 có mục tiêu là thu thập khoảng 3 kg mẫu vật từ Mặt Trăng từ một khu vực giàu nước đá gần cực nam rồi chuyển chúng về Trái Đất. Ảnh: ISRO.

Theo kế hoạch, Chandrayaan-4 có mục tiêu là thu thập khoảng 3 kg mẫu vật từ Mặt Trăng từ một khu vực giàu nước đá gần cực nam rồi chuyển chúng về Trái Đất. Ảnh: ISRO.

Kinh phí ước tính cho chuyến trở lại Mặt Trăng của Ấn Độ lên tới 21 tỷ rupee (khoảng 250 triệu USD). Ảnh: ISRO.

Kinh phí ước tính cho chuyến trở lại Mặt Trăng của Ấn Độ lên tới 21 tỷ rupee (khoảng 250 triệu USD). Ảnh: ISRO.

Nhiệm vụ phóng tàu vũ trụ, lấy mẫu vật ở cực nam Mặt Trăng 2028 bao gồm 5 mô-đun tàu vũ trụ nên đòi hỏi sẽ cần 2 lần phóng từ tên lửa mạnh nhất của ISRO, LVM-3. Ảnh: Space.

Nhiệm vụ phóng tàu vũ trụ, lấy mẫu vật ở cực nam Mặt Trăng 2028 bao gồm 5 mô-đun tàu vũ trụ nên đòi hỏi sẽ cần 2 lần phóng từ tên lửa mạnh nhất của ISRO, LVM-3. Ảnh: Space.

Lần phóng đầu tiên sẽ chở một tàu đổ bộ và một phương tiện thu thập mẫu. Lần phóng thứ hai sẽ đưa một mô-đun chuyển tiếp và một mô-đun tái nhập. Chúng sẽ đậu trên quỹ đạo Mặt Trăng. Ảnh: ISRO.

Lần phóng đầu tiên sẽ chở một tàu đổ bộ và một phương tiện thu thập mẫu. Lần phóng thứ hai sẽ đưa một mô-đun chuyển tiếp và một mô-đun tái nhập. Chúng sẽ đậu trên quỹ đạo Mặt Trăng. Ảnh: ISRO.

Những công nghệ nội địa khác đang được các kỹ sư, chuyên gia Ấn Độ phát triển cho nhiệm vụ Mặt Trăng bao gồm một cánh tay robot để xúc đất đá từ bề mặt Mặt Trăng, cơ chế khoan để thu thập mẫu ở độ sâu vài mét dưới bề mặt. Ảnh: ISRO.

Những công nghệ nội địa khác đang được các kỹ sư, chuyên gia Ấn Độ phát triển cho nhiệm vụ Mặt Trăng bao gồm một cánh tay robot để xúc đất đá từ bề mặt Mặt Trăng, cơ chế khoan để thu thập mẫu ở độ sâu vài mét dưới bề mặt. Ảnh: ISRO.

Khu vực hạ cánh của tàu vũ trụ Chandrayaan-4 vẫn chưa được công bố chính thức. Các báo cáo trước đó cho thấy sứ mệnh này đặt mục tiêu hạ cánh gần điểm Shiv Shakti, gần cực nam Mặt Trăng, nơi tàu vũ trụ Chandrayaan-3 hiện không còn hoạt động đã hạ cánh. Ảnh: ISRO.

Khu vực hạ cánh của tàu vũ trụ Chandrayaan-4 vẫn chưa được công bố chính thức. Các báo cáo trước đó cho thấy sứ mệnh này đặt mục tiêu hạ cánh gần điểm Shiv Shakti, gần cực nam Mặt Trăng, nơi tàu vũ trụ Chandrayaan-3 hiện không còn hoạt động đã hạ cánh. Ảnh: ISRO.

Kế hoạch trên là một phần trong nỗ lực đưa phi hành gia lên Mặt Trăng của Ấn Độ vào năm 2040 và thành lập căn cứ trên Mặt Trăng trước năm 2050. Ảnh: ISRO.

Kế hoạch trên là một phần trong nỗ lực đưa phi hành gia lên Mặt Trăng của Ấn Độ vào năm 2040 và thành lập căn cứ trên Mặt Trăng trước năm 2050. Ảnh: ISRO.

Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/an-do-du-kien-phong-tau-vu-tru-lay-mau-o-mat-trang-2028-2051216.html