Ấn Độ nhận 100 tên lửa phòng không Igla-S từ Nga

Lệnh cấm vận từ phương Tây khiến việc xuất khẩu vũ khí sụt giảm, tuy nhiên vào ngày 9/4, Nga vẫn có thể bàn giao 24 tổ hợp tên lửa vác vai Igla-S cùng 100 quả đạn cho Ấn Độ.

Đợt giao hàng đầu tiên bao gồm 24 bệ phóng Igla-S và 100 quả đạn, đây là một phần trong thỏa thuận vào cuối năm 2023 về việc Ấn Độ đặt mua 100 hệ thống cùng với 400 quả đạn.

Sau đó Moscow sẽ cung cấp giấy phép để New Delhi có thể sản xuất L
loại vũ khí này trong nước.

Hệ thống Igla-S được Ấn Độ chỉ định triển khai tại các đơn vị phòng không vùng cao nguyên phía bắc nước này.

Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới trong đó Nga vẫn duy trì vị thế là nguồn cung chính, ngay cả trong bối cảnh xung đột với Ukraine đang diễn ra.

Hồ sơ của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) tiết lộ rằng từ năm 2018 đến năm 2022, 45% tổng lượng vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ là từ Nga. Pháp đứng thứ hai với 29% và Mỹ đóng góp khiêm tốn 11%.

Hồ sơ của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) tiết lộ rằng từ năm 2018 đến năm 2022, 45% tổng lượng vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ là từ Nga. Pháp đứng thứ hai với 29% và Mỹ đóng góp khiêm tốn 11%.

Mặc dù cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine không trực tiếp gây ra sự gia tăng xuất khẩu vũ khí của Nga sang Ấn Độ, nhưng rõ ràng nó đã đẩy nhanh việc bán hàng và đẩy nhanh quá trình ra quyết định.

Igla-S, loại vũ khí chính xác và chất lượng cao của Nga, đã chứng tỏ tính hiệu quả của nó trong hai năm chiến tranh ở Ukraine.

Trên thực tế, vô số máy bay tấn công của Ukraine đã bị bắn hạ bởi tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S.

Igla-S trang bị vào năm 2004 là biến thể mới nhất của dòng tên lửa phòng không vác vai Igla do Liên Xô phát triển.

Tên lửa có trọng lượng 17,9kg, đạn tên lửa nặng 10,8kg (lắp đầu nổ phá mảnh 1,17kg).

Đạn 9M342 trang bị động cơ đẩy rocket cho tầm bắn từ 500m tới 6.000m, bắn chặn mục tiêu ở độ cao tối thiểu 10m tới tối đa 3,5km, tốc độ bay 570m/s

Igla-S hoạt động hiệu quả trong việc tự bảo vệ chống lại hoạt động của các phương tiện áp chế phòng không.

Igla-S sử dụng 2 thiết bị dò mục tiêu, hoạt động trong các dải quang phổ khác nhau, cho phép tên lửa phân biệt nhiễu động thật giả ở mức ở mức độ chính xác cao.

Ngoài ra, lần đầu tiên, Nga cũng ứng dụng 2 thiết bị cảm ứng mục tiêu (không tiếp xúc và tiếp xúc nổ) lên Igla-S tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu.

Để làm gia tăng hiệu quả tác động của đầu đạn, động cơ tên lửa sử dụng liều phóng rắn được làm từ những vật liệu có khả năng nổ tung khi được dẫn nổ từ đầu đạn.

Về hệ thống phóng, ngoài biến thể mang vác trên vai, Igla có thể lắp vào cơ cấu giá phóng đặc biệt (tích hợp nhiều quả đạn, hỗ trợ thiết bị ngắm) lắp trên tàu chiến, xe ô tô vận tải, xe bọc thép…

Dù là tên lửa vác vai nhưng Igla-S được coi là hệ thống tên lửa phòng không với nhiều thành phần khí tài gồm: bộ khí tài chiến đấu với đạn tên lửa 9M342 và giá phóng cơ khí 9P522; khí tài bảo dưỡng gồm trạm test cơ động 9V866-2 và bộ test 9F719-2; khí tài huấn luyện và khí tài bắn đêm...

Ngoài ra đầu dẫn đường còn được ứng dụng công nghệ mới gọi là "Hệ thống di chuyển" tạo thành 1 đơn vị điều khiển chỉ huy ở ngay bộ phận dẫn động lái của tên lửa, khi tên lửa tiếp cận mục tiêu phòng trường hợp tên lửa đi chệch hướng mục tiêu.

Bên cạnh đó, Igla-S còn bổ sung thêm kính ngắm nhìn ngày/đêm (có thể tháo rời) 1PN72M"Mowgli".

Kính ngắm nhìn ngày/đêm PN72M "Mowgli" giúp cho xạ thủ phát hiện, xác định mục tiêu, theo dõi, nhắm mục tiêu và phóng tên lửa bất kể ngày đêm.

Ngoài được người lính sử dụng trực tiếp, dòng tên lửa này cũng có thể tích hợp lên nhiều phương tiện phóng khác nhau để tăng hiệu suất chiến đấu.

Ngoài được người lính sử dụng trực tiếp, dòng tên lửa này cũng có thể tích hợp lên nhiều phương tiện phóng khác nhau để tăng hiệu suất chiến đấu.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/an-do-nhan-100-ten-lua-phong-khong-igla-s-tu-nga-post572959.antd