Ấn tượng chợ phiên Lỗ Sơn

Đã từ rất lâu, chợ phiên Lỗ Sơn trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của bà con xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) và các xã lân cận. Ngoài mục đích mua, bán, trao đổi những sản vật của địa phương, mỗi tuần chợ họp hai lần và là nơi giao lưu, gặp gỡ giữa những con người bản Mường hiền lành, thân thiện, chất phác.

Cách trung tâm huyện Tân Lạc khoảng 20 km, Lỗ Sơn là xã vùng sâu, xa của huyện, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Để đi được đến được chợ, từ khi trời mới tờ mờ sáng, sương đêm còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ, mặt trời còn lẩn sâu trong ngọn núi, bà con đã tất bật chuẩn bị cho phiên chợ. Men theo những con đường mòn bên sườn núi, ra tuyến đường chính được rải nhựa uốn lượn đến khu đất trống tại trung tâm xã. Từ sáng sớm tinh mơ, chợ phiên Lỗ Sơn đã rất đông người tập trung.

 Chợ phiên xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) là dịp để người dân trong xã và các xã lân cận mua bán, gặp gỡ giao lưu. Theo lời của người dân địa phương chia sẻ, mặc dù không được quy mô và phong phú về hàng hóa như chợ huyện, nhưng chợ phiên của xã lại đậm nét văn hóa địa phương. Người dân mang đến chợ những thứ gia đình tự sản xuất, chăn nuôi hoặc lên rừng lấy được như: măng rừng, rau rừng, hạt dổi, con lợn, con gà... và cả những loại bánh thường được gọi với cái tên "bánh phu thê”, một món bánh truyền thống của đồng bào Mường. Bên cạnh đó, chợ phiên cũng là dịp để những tiểu thương mang đồ từ dưới xuôi lên bán phục vụ nhu cầu của bà con: cuốc, xẻng, dao, chăn, chiếu, gối, màn, vật dụng gia đình... Người đến chợ rất đa dạng, với đủ lứa tuổi, từ những em bé lẽo đẽo theo chân mẹ cho đến các cụ già lưng đã còng, tóc đã bạc, miệng bỏm bẻm nhai trầu. Mặc dù chợ rất nhộn nhịp, nhưng dường như rất ít khi họ nói thách nhau một món hàng nào đó. Bởi họ coi đó là mặt hàng trao đổi, để làm quen với nhau, người bán không nói thách, người mua không trả giá. Hàng hóa được bày cũng vô cùng đơn giản. Có khi được bày trên tấm lá chuối, bao tải, áo mưa, bạt hay trong những rổ, những chậu... Các "ki-ot” cũng được dựng đơn sơ bằng cây tre, cây nứa, mái lợp tôn hoặc che bạt... Chị Nguyễn Thị Ngọc Lê, quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ: Lần đầu tiên về đến Lỗ Sơn, tôi rất ấn tượng vì ở đây không khí trong lành, mát mẻ, người dân thân thiện và rất mến khách. Tôi càng vui hơn nữa vì được hòa mình vào khung cảnh nhộn nhịp của chợ phiên, được tận mắt chiêm ngưỡng các bà, các cô trong trang phục truyền thống dân tộc Mường. Ngoài thưởng thức các món bánh, tôi còn mua được mớ rau rừng và ít hạt dổi về Hà Nội làm quà. Phiên chợ mộc mạc, giản dị như chính người dân nơi đây nhưng đậm bản sắc dân tộc đã cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên”. Đến giữa trưa, phiên chợ tan dần, người đi chợ đã vãn, người mua, người bán hối hả, khẩn trương thực hiện nốt những hoạt động mua bán cuối cùng để kịp về nhà trước khi mặt trời đứng bóng. Dù mới biết nhau hay quen đã lâu thì những người đến chợ đều gửi lại cho nhau lời hẹn gặp nhau ở phiên chợ sắp tới. Chợ phiên Lỗ Sơn chính là bức tranh thu nhỏ, thể hiện những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mường xã Lỗ Sơn và các xã lân cận. Cho dù cuộc sống đang ngày càng phát triển, nhưng phiên chợ vẫn giữ được nét văn hóa riêng biệt khiến cho bất cứ ai đã đến một lần đều để nhớ, để thương về mảnh đất nghĩa tình. Khánh Linh

Chợ phiên xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) là dịp để người dân trong xã và các xã lân cận mua bán, gặp gỡ giao lưu. Theo lời của người dân địa phương chia sẻ, mặc dù không được quy mô và phong phú về hàng hóa như chợ huyện, nhưng chợ phiên của xã lại đậm nét văn hóa địa phương. Người dân mang đến chợ những thứ gia đình tự sản xuất, chăn nuôi hoặc lên rừng lấy được như: măng rừng, rau rừng, hạt dổi, con lợn, con gà... và cả những loại bánh thường được gọi với cái tên "bánh phu thê”, một món bánh truyền thống của đồng bào Mường. Bên cạnh đó, chợ phiên cũng là dịp để những tiểu thương mang đồ từ dưới xuôi lên bán phục vụ nhu cầu của bà con: cuốc, xẻng, dao, chăn, chiếu, gối, màn, vật dụng gia đình... Người đến chợ rất đa dạng, với đủ lứa tuổi, từ những em bé lẽo đẽo theo chân mẹ cho đến các cụ già lưng đã còng, tóc đã bạc, miệng bỏm bẻm nhai trầu. Mặc dù chợ rất nhộn nhịp, nhưng dường như rất ít khi họ nói thách nhau một món hàng nào đó. Bởi họ coi đó là mặt hàng trao đổi, để làm quen với nhau, người bán không nói thách, người mua không trả giá. Hàng hóa được bày cũng vô cùng đơn giản. Có khi được bày trên tấm lá chuối, bao tải, áo mưa, bạt hay trong những rổ, những chậu... Các "ki-ot” cũng được dựng đơn sơ bằng cây tre, cây nứa, mái lợp tôn hoặc che bạt... Chị Nguyễn Thị Ngọc Lê, quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ: Lần đầu tiên về đến Lỗ Sơn, tôi rất ấn tượng vì ở đây không khí trong lành, mát mẻ, người dân thân thiện và rất mến khách. Tôi càng vui hơn nữa vì được hòa mình vào khung cảnh nhộn nhịp của chợ phiên, được tận mắt chiêm ngưỡng các bà, các cô trong trang phục truyền thống dân tộc Mường. Ngoài thưởng thức các món bánh, tôi còn mua được mớ rau rừng và ít hạt dổi về Hà Nội làm quà. Phiên chợ mộc mạc, giản dị như chính người dân nơi đây nhưng đậm bản sắc dân tộc đã cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên”. Đến giữa trưa, phiên chợ tan dần, người đi chợ đã vãn, người mua, người bán hối hả, khẩn trương thực hiện nốt những hoạt động mua bán cuối cùng để kịp về nhà trước khi mặt trời đứng bóng. Dù mới biết nhau hay quen đã lâu thì những người đến chợ đều gửi lại cho nhau lời hẹn gặp nhau ở phiên chợ sắp tới. Chợ phiên Lỗ Sơn chính là bức tranh thu nhỏ, thể hiện những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mường xã Lỗ Sơn và các xã lân cận. Cho dù cuộc sống đang ngày càng phát triển, nhưng phiên chợ vẫn giữ được nét văn hóa riêng biệt khiến cho bất cứ ai đã đến một lần đều để nhớ, để thương về mảnh đất nghĩa tình. Khánh Linh

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/274/133647/an-tuong-cho-phien-lo-son.htm