Ảnh chụp 'siêu Trăng hoa' cuối cùng của năm 2020 trên toàn thế giới

Giới chuyên môn gọi đây là 'siêu Trăng hoa' vì Trăng sáng, to và rõ nhất.

 Hiện tượng siêu Trăng cuối cùng của năm 2020, còn được gọi là "siêu Trăng hoa", đã diễn ra vào tối ngày 7/5 trên toàn cầu khi Mặt Trăng tới gần điểm cực địa, khoảng cách với Trái Đất là gần nhất trong cả năm. Giới chuyên môn gọi đây là “siêu Trăng hoa” vì Trăng sáng, to và rõ nhất. Ảnh: Reuters.

Hiện tượng siêu Trăng cuối cùng của năm 2020, còn được gọi là "siêu Trăng hoa", đã diễn ra vào tối ngày 7/5 trên toàn cầu khi Mặt Trăng tới gần điểm cực địa, khoảng cách với Trái Đất là gần nhất trong cả năm. Giới chuyên môn gọi đây là “siêu Trăng hoa” vì Trăng sáng, to và rõ nhất. Ảnh: Reuters.

 Cặp đôi ngắm siêu Trăng tại một ngọn núi ở Arizona. Theo CNN, việc đặt tên cho hiện tượng là "siêu Trăng hoa" bắt nguồn từ cách người châu Mỹ bản địa quan sát Mặt Trăng. Ảnh: Reuters.

Cặp đôi ngắm siêu Trăng tại một ngọn núi ở Arizona. Theo CNN, việc đặt tên cho hiện tượng là "siêu Trăng hoa" bắt nguồn từ cách người châu Mỹ bản địa quan sát Mặt Trăng. Ảnh: Reuters.

 Theo NASA, Mặt Trăng sẽ tròn đầy trên bầu trời trong 3 ngày. Trong ảnh là siêu Trăng được quan sát tại New York, Mỹ. Ảnh: Getty.

Theo NASA, Mặt Trăng sẽ tròn đầy trên bầu trời trong 3 ngày. Trong ảnh là siêu Trăng được quan sát tại New York, Mỹ. Ảnh: Getty.

 "Siêu Trăng hoa” được xem là điềm lành của mùa xuân ở Bắc bán cầu. NASA cho biết quan niệm này bắt nguồn từ phương thức dự đoán thời tiết Maine Farmers Almanac vào những năm 1930. Ảnh: AP.

"Siêu Trăng hoa” được xem là điềm lành của mùa xuân ở Bắc bán cầu. NASA cho biết quan niệm này bắt nguồn từ phương thức dự đoán thời tiết Maine Farmers Almanac vào những năm 1930. Ảnh: AP.

 Thuật ngữ “siêu Trăng” mô tả thời điểm Mặt Trăng có khoảng cách gần nhất với Trái Đất trên quỹ đạo Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời. Khi đó, Mặt Trăng trông sáng và lớn hơn so với bình thường. Ảnh: Getty.

Thuật ngữ “siêu Trăng” mô tả thời điểm Mặt Trăng có khoảng cách gần nhất với Trái Đất trên quỹ đạo Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời. Khi đó, Mặt Trăng trông sáng và lớn hơn so với bình thường. Ảnh: Getty.

 Có thể nói “siêu Trăng hồng” vào tháng 4 là siêu Trăng lớn nhất năm 2020, còn “siêu Trăng hoa" trong tuần này là siêu Trăng đẹp nhất. Ảnh: Getty.

Có thể nói “siêu Trăng hồng” vào tháng 4 là siêu Trăng lớn nhất năm 2020, còn “siêu Trăng hoa" trong tuần này là siêu Trăng đẹp nhất. Ảnh: Getty.

 Thời điểm dễ quan sát siêu Trăng nhất là vào hoàng hôn. Bạn chỉ cần nhìn ra ngoài theo hướng đối diện Mặt Trời lặn là sẽ thấy được toàn cảnh siêu Trăng. Ảnh: Reuters.

Thời điểm dễ quan sát siêu Trăng nhất là vào hoàng hôn. Bạn chỉ cần nhìn ra ngoài theo hướng đối diện Mặt Trời lặn là sẽ thấy được toàn cảnh siêu Trăng. Ảnh: Reuters.

 Lần tiếp theo hiện tượng siêu Trăng xảy ra sẽ là tháng 4/2021. Ảnh: Getty.

Lần tiếp theo hiện tượng siêu Trăng xảy ra sẽ là tháng 4/2021. Ảnh: Getty.

Trái Đất sẽ ra sao nếu Mặt Trăng chưa từng tồn tại? Các nhà khoa học cho rằng Trái Đất có thể đổi chiều xoay. Lúc này, Mặt Trời sẽ mọc ở phía tây và lặn phía đông.

Hà My

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/anh-chup-sieu-trang-hoa-cuoi-cung-cua-nam-2020-tren-toan-the-gioi-post1082218.html