Ảnh màu hiếm về chiến sĩ Giải phóng thời kháng chiến chống Mỹ

Trong số ra ngày 2/7/1965, tạp chí Time của Mỹ đăng tải loạt ảnh sống động về các chiến sĩ Giải phóng ở rừng rậm miền Nam Việt Nam cùng bài viết phản ánh sự bế tắc của quân Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam

Vào đầu năm 1965, Jean-Piere Moscardo và Gerald Robion, là hai nhà báo tự do người Pháp, đã dành khoảng 3 tháng ở miền Nam Việt Nam trong nỗ lực liên hệ với lực lượng Giải phóng. Ảnh: Một chiến sĩ Giải phóng dùng ống nhòm để quan sát thực địa.

Vào đầu năm 1965, Jean-Piere Moscardo và Gerald Robion, là hai nhà báo tự do người Pháp, đã dành khoảng 3 tháng ở miền Nam Việt Nam trong nỗ lực liên hệ với lực lượng Giải phóng. Ảnh: Một chiến sĩ Giải phóng dùng ống nhòm để quan sát thực địa.

Đầu tháng 5/1965, hai nhà báo Pháp đã gặp các chiến sĩ Giải phóng ở một địa điểm thuộc Tây Nguyên. Sau khi có các tư liệu cần thiết từ rừng sâu, Jean-Piere Moscardo và Gerald Robion đã quay lại Sài Gòn. Từ đây, họ gửi hình ảnh cho tạp chí Time. Ảnh: Một trạm nghỉ chân nằm giữa rừng.

Đầu tháng 5/1965, hai nhà báo Pháp đã gặp các chiến sĩ Giải phóng ở một địa điểm thuộc Tây Nguyên. Sau khi có các tư liệu cần thiết từ rừng sâu, Jean-Piere Moscardo và Gerald Robion đã quay lại Sài Gòn. Từ đây, họ gửi hình ảnh cho tạp chí Time. Ảnh: Một trạm nghỉ chân nằm giữa rừng.

Các hình ảnh được quốc tế biết đến rộng rãi qua số báo ngày 2/7/1965 của tạp chí Time, với bài viết mang tiêu đề "Sa lầy trong cuộc chiến Việt Nam" (Vietnam: The Stalemate), phản ánh tình hình chiến sự phức tạp và bế tắc mà quân đội Mỹ đang đối mặt tại miền Nam Việt Nam. Ảnh: Bữa trưa với xôi của các chiến sĩ Giải phóng.

Các hình ảnh được quốc tế biết đến rộng rãi qua số báo ngày 2/7/1965 của tạp chí Time, với bài viết mang tiêu đề "Sa lầy trong cuộc chiến Việt Nam" (Vietnam: The Stalemate), phản ánh tình hình chiến sự phức tạp và bế tắc mà quân đội Mỹ đang đối mặt tại miền Nam Việt Nam. Ảnh: Bữa trưa với xôi của các chiến sĩ Giải phóng.

Bài viết tập trung vào việc mô tả cuộc chiến khốc liệt trong rừng rậm, nơi các chiến sĩ Giải phóng miền Nam sử dụng chiến thuật du kích hiệu quả, gây nhiều tổn thất cho lực lượng Mỹ và đồng minh. Ảnh: Chiến sĩ Giải phóng ngủ trên võng làm bằng vải dù nilon, đeo bao gạo làm bằng vải dù, đi dép làm từ lốp xe quân sự Mỹ.

Bài viết tập trung vào việc mô tả cuộc chiến khốc liệt trong rừng rậm, nơi các chiến sĩ Giải phóng miền Nam sử dụng chiến thuật du kích hiệu quả, gây nhiều tổn thất cho lực lượng Mỹ và đồng minh. Ảnh: Chiến sĩ Giải phóng ngủ trên võng làm bằng vải dù nilon, đeo bao gạo làm bằng vải dù, đi dép làm từ lốp xe quân sự Mỹ.

Bài viết nhấn mạnh sự khó khăn của quân đội Mỹ trong việc thích nghi với địa hình hiểm trở và chiến thuật linh hoạt của đối phương, đồng thời đặt ra nghi vấn về khả năng đạt được chiến thắng nhanh chóng trong cuộc xung đột này. Ảnh: Khi nghỉ ngơi, các chiến sĩ đọc sách hướng dẫn chiến tranh du kích hoặc viết nhật ký của đơn vị.

Bài viết nhấn mạnh sự khó khăn của quân đội Mỹ trong việc thích nghi với địa hình hiểm trở và chiến thuật linh hoạt của đối phương, đồng thời đặt ra nghi vấn về khả năng đạt được chiến thắng nhanh chóng trong cuộc xung đột này. Ảnh: Khi nghỉ ngơi, các chiến sĩ đọc sách hướng dẫn chiến tranh du kích hoặc viết nhật ký của đơn vị.

Thực tế đã chứng minh nghi vấn mà hai nhà báo Pháp đặt ra là đúng khi 10 năm sau đó lực lượng cách mạng đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đánh dấu thất bại quân sự ê chề nhất của người Mỹ trong thế kỷ 20. Ảnh: Nhiều chiến sĩ Giải phóng dùng súng do Pháp sản xuất, có từ thời kỳ trước năm 1954...

Thực tế đã chứng minh nghi vấn mà hai nhà báo Pháp đặt ra là đúng khi 10 năm sau đó lực lượng cách mạng đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đánh dấu thất bại quân sự ê chề nhất của người Mỹ trong thế kỷ 20. Ảnh: Nhiều chiến sĩ Giải phóng dùng súng do Pháp sản xuất, có từ thời kỳ trước năm 1954...

Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/anh-mau-hiem-ve-chien-si-giai-phong-thoi-khang-chien-chong-my-2096808.html