Ảnh Nhật Bản 70 năm trước

Năm 1951, Werner Bischof được cử đến làm việc ở chiến trường Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong thời gian này, ông lại phải lòng vẻ đẹp mê hồn của Nhật Bản.

 Bischof sinh năm 1916. Năm 35 tuổi, ông tới Hàn Quốc để chụp ảnh chiến tranh. Nhưng điều khiến ông ấn tượng lại là Nhật Bản, nơi những người lính Mỹ nghỉ phép. Bischof quyết định dành một năm ở đây để hiểu và khám phá "chiều sâu tâm hồn" của Nhật Bản. Trong ảnh, khoảng sân tuyết trắng trong đền Meiji, Tokyo, năm 1951.

Bischof sinh năm 1916. Năm 35 tuổi, ông tới Hàn Quốc để chụp ảnh chiến tranh. Nhưng điều khiến ông ấn tượng lại là Nhật Bản, nơi những người lính Mỹ nghỉ phép. Bischof quyết định dành một năm ở đây để hiểu và khám phá "chiều sâu tâm hồn" của Nhật Bản. Trong ảnh, khoảng sân tuyết trắng trong đền Meiji, Tokyo, năm 1951.

 Ảnh chụp cảnh một phụ nữ Nhật Bản đang làm khô lụa tại Kyoto năm 1951. Thành phố này tới nay vẫn nổi tiếng vì những làng nghề truyền thống. Lụa ở đây được dùng để làm những bộ kimono đắt đỏ bậc nhất. Lối sống giữ gìn truyền thống nhưng vẫn tiếp nhận những thứ hiện đại, tiên tiến của người dân Nhật Bản khiến Bischof bị thu hút.

Ảnh chụp cảnh một phụ nữ Nhật Bản đang làm khô lụa tại Kyoto năm 1951. Thành phố này tới nay vẫn nổi tiếng vì những làng nghề truyền thống. Lụa ở đây được dùng để làm những bộ kimono đắt đỏ bậc nhất. Lối sống giữ gìn truyền thống nhưng vẫn tiếp nhận những thứ hiện đại, tiên tiến của người dân Nhật Bản khiến Bischof bị thu hút.

 Trong thời gian ở Nhật, Bischof kết bạn với nhiếp ảnh gia Ihei Kimura. Đây là người đã giới thiệu cho ông vô số điều bí ẩn của văn hóa Nhật Bản. Họ cùng nhau đến thăm các đền thờ và nghiên cứu nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản. Trong ảnh, một tu sĩ nghỉ ngơi tại chùa Ryoanji, Kyoto (năm 1951).

Trong thời gian ở Nhật, Bischof kết bạn với nhiếp ảnh gia Ihei Kimura. Đây là người đã giới thiệu cho ông vô số điều bí ẩn của văn hóa Nhật Bản. Họ cùng nhau đến thăm các đền thờ và nghiên cứu nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản. Trong ảnh, một tu sĩ nghỉ ngơi tại chùa Ryoanji, Kyoto (năm 1951).

 Thủy quân lục chiến của xứ anh đào thời xưa.

Thủy quân lục chiến của xứ anh đào thời xưa.

 Bức chân dung Michiko Jinuma, một sinh viên thời trang, được Bischof chụp ở Tokyo. Nhiếp ảnh gia này đã dành khoảng thời gian ít ỏi ở Nhật Bản để hiểu nhiều hơn về cuộc sống của họ. "Tôi luôn đi quá xa và quá sâu. Đó dường như không còn là báo chí nữa. Từ sâu thẳm, tôi biết mình vẫn và sẽ luôn là một nghệ sĩ, không phải phóng viên", ông tâm sự.

Bức chân dung Michiko Jinuma, một sinh viên thời trang, được Bischof chụp ở Tokyo. Nhiếp ảnh gia này đã dành khoảng thời gian ít ỏi ở Nhật Bản để hiểu nhiều hơn về cuộc sống của họ. "Tôi luôn đi quá xa và quá sâu. Đó dường như không còn là báo chí nữa. Từ sâu thẳm, tôi biết mình vẫn và sẽ luôn là một nghệ sĩ, không phải phóng viên", ông tâm sự.

 Cánh đồng sen hồng cô quạnh trong mùa đông ở Tokyo. Ngoài cuộc sống người dân, thiên nhiên cũng là điều khiến Bischof để tâm.

Cánh đồng sen hồng cô quạnh trong mùa đông ở Tokyo. Ngoài cuộc sống người dân, thiên nhiên cũng là điều khiến Bischof để tâm.

 Ảnh trái, kiểu tóc truyền thống của những cô dâu. Váy cưới truyền thống ở xứ anh đào vẫn tồn tại tới ngày nay, dù cho đa số đã theo kiểu phương Tây. Lễ cưới theo phong cách này thường được tổ chức ở những nơi linh thiêng như điện thờ. Ảnh phải, khung cảnh quận Shimbashi (Tokyo).

Ảnh trái, kiểu tóc truyền thống của những cô dâu. Váy cưới truyền thống ở xứ anh đào vẫn tồn tại tới ngày nay, dù cho đa số đã theo kiểu phương Tây. Lễ cưới theo phong cách này thường được tổ chức ở những nơi linh thiêng như điện thờ. Ảnh phải, khung cảnh quận Shimbashi (Tokyo).

 Trong thời gian ở Nhật, ông cũng ghé qua Nara - thủ đô đầu tiên của xứ anh đào. Cố đô nổi tiếng với những kiến trúc đền, chùa Phật giáo. Vào thế kỷ thứ 8, thời kỳ Nara ở Nhật Bản, Phật giáo phát triển cực thịnh. Người ta tin càng nhiều đền chùa sẽ khiến đất nước thêm vững chắc. Và như thế, rất nhiều công trình Phật giáo đã được xây dựng tại đây.

Trong thời gian ở Nhật, ông cũng ghé qua Nara - thủ đô đầu tiên của xứ anh đào. Cố đô nổi tiếng với những kiến trúc đền, chùa Phật giáo. Vào thế kỷ thứ 8, thời kỳ Nara ở Nhật Bản, Phật giáo phát triển cực thịnh. Người ta tin càng nhiều đền chùa sẽ khiến đất nước thêm vững chắc. Và như thế, rất nhiều công trình Phật giáo đã được xây dựng tại đây.

Hoài Anh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/anh-nhat-ban-70-nam-truoc-post1284994.html