Anh và EU kéo dài thời hạn phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit đến cuối tháng 4

Ngày 23/2, Chính phủ Vương quốc Anh đã 'miễn cưỡng' đồng ý với Liên minh châu Âu về việc kéo dài thời hạn phê chuẩn thỏa thuận thương mại hậu Brexit thêm hai tháng.

Các Bộ trưởng trong Chính phủ Anh đã phản đối động thái này, nhấn mạnh rằng "việc áp dụng tạm thời" được đưa ra vào tháng 12/2020 sẽ kết thúc trong tháng 2 này và cảnh báo về "sự không chắc chắn" đã tạo ra. Mặc dù Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove đã đưa ra quyết định nhưng cũng cho biết 'hội đồng đối tác' mới - mà các doanh nghiệp hy vọng sẽ xoa dịu cuộc khủng hoảng do thỏa thuận hậu Brexit gây ra - không nên "bắt đầu hoạt động" cho đến khi việc phê chuẩn hoàn tất.

Mặc dù Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove đã đưa ra quyết định nhưng cũng cho biết 'hội đồng đối tác' mới - mà các doanh nghiệp hy vọng sẽ xoa dịu cuộc khủng hoảng do thỏa thuận hậu Brexit gây ra - không nên "bắt đầu hoạt động" cho đến khi việc phê chuẩn hoàn tất.

Brussels, không giống như Vương quốc Anh, chỉ chấp thuận thỏa thuận tạm thời sau khi các cuộc đàm phán kéo dài đến những ngày cuối cùng của năm 2020 và Nghị viện châu Âu từ chối phê chuẩn gấp rút. Điều này đã cho phép các thỏa thuận thương mại mới được áp dụng trên thực tế, mặc dù Nghị viện và Hội đồng các nhà lãnh đạo quốc gia của EU vẫn chưa ký phê chuẩn. Đề nghị kéo dài thời hạn phê chuẩn xuất phát từ nhu cầu cung cấp văn bản bằng tất cả 24 ngôn ngữ EU, để Nghị viện châu Âu và chính phủ các quốc gia rà soát. Brussels đã từ chối mọi lo ngại về việc thỏa thuận mất hiệu lực - nhưng một số người tin rằng bất kỳ sự chậm trễ nào cũng tạo ra khoảng trống, trong đó căng thẳng ngày càng tăng đối với Nghị định thư Bắc Ireland có thể bùng phát.

Quyết định bất ngờ của Thủ tướng Anh Boris Johnson khi chọn nhà đàm phán trưởng David Frost dẫn đầu các cuộc đàm phán trong tương lai đã làm dấy lên lo ngại về nhiều cuộc đụng độ sắp xảy ra. Người ta đã tính đến khả năng cố gắng “đàm phán lại một cách hiệu quả” Nghị định thư Bắc Ireland. Trong thư ủy quyền, Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove cho biết, Vương quốc Anh luôn phản đối bất kỳ sự chậm trễ nào đối với việc phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit "do sự không chắc chắn mà nó tạo ra cho các cá nhân và doanh nghiệp và thực sự là các bên". Việc kéo dài thời gian áp dụng tạm thời cũng sẽ làm gia tăng sự không chắc chắn đó.

Vương quốc Anh hiện kỳ vọng EU sẽ “đáp ứng các yêu cầu nội bộ của mình” trước ngày 30/4, vì vậy Anh sẽ không muốn kéo dài thời gian thêm nữa. Một số công ty đang đặt hy vọng của họ vào hội đồng đối tác để tìm cách giải quyết các tắc nghẽn gây tổn hại nghiêm trọng do thỏa thuận tạo ra. Xuất khẩu đã bị ảnh hưởng bởi các hạn chế thương mại mới sau Brexit, với các yêu cầu về kiểm tra sức khỏe và giấy tờ hải quan - và lệnh cấm buôn bán động vật có vỏ là "vô thời hạn”.

Việt Dũng

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/anh-va-eu-keo-dai-thoi-han-phe-chuan-thoa-thuan-hau-brexit-den-cuoi-thang-4-152714.html