Arab Saudi đã trở thành quốc gia thứ hai ở Trung Đông nhập khẩu hệ thống phòng không S-400 của Nga (quốc gia đầu tiên là Thổ Nhĩ Kỳ). Đây cũng là lợi ích quan trọng nhất trong chuyến thăm Nga của Quốc vương Arab Saudi. Ảnh: Quốc vương Arab Saudi Salman bin Abdulaziz al Saud - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù thỏa thuận mua bán vũ khí được ký kết lần này, chỉ "khiêm tốn" có 3 tỷ USD, không thể bằng "siêu đơn hàng" 110 tỷ USD mà Arab Saudi và Mỹ đã ký cách đây không lâu. Nhưng Nga rõ ràng bằng lòng với việc xuất khẩu vũ khí sang Arab Saudi lần này. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400. Nguồn: Topwar
Một quan chức cấp cao của chính phủ Nga yêu cầu giấu tên cho biết, đây là thỏa thuận đôi bên cùng có lợi giữa Nga và Arab Saudi; xuất khẩu vũ khí của Nga sang Arab Saudi đồng nghĩa với việc họ đã mở rộng cánh cửa vào thị trường vũ khí đầy tiềm năng Trung Đông. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400. Nguồn: Topwar
Như vậy Nga đã "giành" được thị phần tại thị trường vũ khí truyền thống, vốn trước đây chỉ giành cho các nước châu Âu và Mỹ; đây rõ ràng là mục tiêu cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Bước tiếp theo là mở dần cánh cửa sang các quốc gia khác. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400. Nguồn: Topwar
Là loại vũ khí phòng không tiên tiến nhất của Nga hiện nay, tên lửa phòng không S-400 được chú ý nhiều hơn, so với các loại vũ khí khác do Nga sản xuất; và thường được so sánh với tên lửa phòng không Patriot-3 của Mỹ. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400. Nguồn: Topwar
Mặc dù hai nước đều tuyên bố, tên lửa phòng không của nước mình là vũ khí phòng không tiên tiến nhất trên thế giới và cho rằng, vũ khí của bên kia chỉ là "hàng lướt"; nhưng khó có thể so sánh sức mạnh của nhau, nếu không có hiệu quả chiến đấu thực tế. Ảnh: Hệ thống phòng không Patriot của Arab Saudi - Nguồn: Topwar
Sau vụ chiếc cường kích Su-24 của Nga bị chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi tại chiến trường Syria năm 2016, quân đội Nga đã ngay lập tức triển khai tên lửa phòng không S-400 ở Syria để bảo vệ căn cứ quân sự của Nga tại đây. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Syria - Nguồn: Topwar
Tuy nhiên đối mặt với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và tiêm kích F-35A của Không quân Israel, các hệ thống S-400 của Nga tại Syria vẫn "án binh bất động". Mặc dù quân đội Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, S-400 lúc đó "không làm nhiệm vụ", nhưng S-400 vẫn bị nghi ngờ về khả năng chiến đấu. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Syria - Nguồn: Topwar
Nhưng trên thực tế, không phải vì lý do "chưa trải qua thực chiến" mà S-400 không trở thành vũ khí phòng không chủ lực của quân đội Nga. Một số chuyên gia quân sự nước ngoài chỉ ra rằng, việc S-400 không tham chiến, rõ ràng là sự "thỏa thuận" ngầm giữa Mỹ và Nga. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Syria - Nguồn: Topwar
Đơn cử như các vụ không kích của Nga nhằm vào các nhóm cực đoan ở Syria, Mỹ cũng "ngoảnh mặt làm ngơ", miễn là Mỹ không ném bom các căn cứ của Nga, thì về cơ bản người Nga cũng như vậy. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Syria - Nguồn: Topwar
Đó cũng là câu trả lời tại sao hệ thống phòng không S-400 của Nga chưa khai hỏa; nếu giả sử có các mối đe dọa với các căn cứ quân sự của Nga tại Syria, thế giới sẽ chứng kiến màn "pháo hoa rực rỡ" trên bầu trời Syria. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Syria - Nguồn: Topwar
Giới quân sự Arab Saudi đã thấy rõ điều này, và hiểu rõ tính năng của tên lửa S-400, nên đề nghị mua hệ thống phòng không tiên tiến này; nên biết là Arab Saudi là "Đại gia" tại khu vực Trung Đông, phần lớn vũ khí đều là "hàng khủng", nên không có chuyện họ "vung tiền" mua S-400 về để làm cảnh. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại Syria - Nguồn: Topwar
Bên cạnh đó, Arab Saudi cũng có những ý tưởng riêng về việc bố trí mạng lới phòng không của họ, mặc dù nước này đã được trang bị tên lửa Patriot-3 của Mỹ, và hiệu quả cũng không tồi. Nhưng Israel, một quốc gia khác ở Trung Đông, cũng được trang bị hệ thống tên lửa này. Nếu xảy ra xung đột giữa hai nước, Arab Saudi không phải "bận tâm" suy nghĩ việc Mỹ sẽ giúp ai. Ảnh: Hệ thống phòng không Patriot của Arab Saudi - Nguồn: Topwar
Một ưu thế nữa của hệ thống S-400 là giá thấp hơn hệ thống Patriot-3 nhưng tính năng không hề kém hơn. Đồng thời việc mua vũ khí do Nga sản xuất, có thể giúp Arab Saudi đa dạng hóa việc nhập khẩu vũ khí và tránh bị hạn chế bởi những tác động khác, ví dụ nếu có tình huống xung đột với Israel, nếu Mỹ dừng nguồn cung tên lửa, thì những hệ thống Patriot dù có hiện đại, cũng chỉ là đống sắt. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga - Nguồn: Topwar
Và đối với Nga, việc xuất khẩu thành công hệ thống phòng không S-400 sang Arab Saudi rõ ràng đã mở ra cánh cửa của thị trường vũ khí đầy tiềm năng Trung Đông, một thời là độc quyền của Mỹ. Trong tương lai, ngày càng nhiều vũ khí do Nga sản xuất có mặt trong biên chế quân đội các nước Trung Đông. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga - Nguồn: Topwar
Video Sức mạnh quân đội Arab Saudi - Nguồn: Saudi Arabia Armed Foces
Tiến Minh