Tờ Asia Times đặt tại Hong Kong (Trung Quốc) cho biết, một số quốc gia phương Tây, đặc biệt là Đức cực kỳ quan tâm đến hoạt động của dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2).
Theo quan điểm của châu Âu, nguồn cung cấp năng lượng ổn định quan trọng hơn nhiều so với các lựa chọn chính trị liên quan đến Nga, thái độ đối với Ukraine.
Trong khi đó Tổng thống Mỹ Joseph Biden cũng đã có sự nhượng bộ nửa chừng đối với Nga về vấn đề này và “đi trước” thông qua việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt mới dọc theo đáy biển Baltic, cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đồng minh châu Âu. .
Đối với Ukraine, sau khi Nord Stream 2 hoạt động, vai trò của Kiev như một trung tâm phân phối khí đốt địa phương sẽ bị suy giảm. Điều này khiến ngân sách Ukraine sẽ hụt khoảng 3 tỷ USD doanh thu từ việc vận chuyển "nhiên liệu xanh" mỗi năm.
Hơn nữa số tiền trên khó có thể bù đắp bằng các khoản đầu tư của các nước phương Tây vào năng lượng “xanh” của Ukraine, mà trong mọi trường hợp có thể làm mất hệ thống truyền dẫn khí đốt của họ.
"Nga luôn có thể khẳng định rằng đường ống dẫn khí đốt chạy qua Ukraine đã quá cũ và trong tình trạng kém, điều này có nghĩa là ai đó sẽ phải trả tiền cho việc xây dựng lại nó", lưu ý từ các chuyên gia của ấn bản Asia Times.
Xa hơn, theo các nhà phân tích, Ukraine có thể sửa chữa "đường ống" này với sự trợ giúp từ các khoản vay của phương Tây hoặc Trung Quốc, nhưng đây thực sự sẽ không phải là một hệ thống truyền dẫn của riêng họ như trước.
Trong tình cảnh trên, lại có đề xuất biến Ukraine thành một trung tâm khí đốt của châu Âu nhằm khắc phục những bất lợi do Nord Stream 2 mang lại. ý kiến trên được ông Yuri Kamelchuk, đại diện của đảng "Tôi tớ nhân dân" đưa ra:
"Một trong những kịch bản đơn giản nhất cho những gì chúng ta có thể làm là trở thành một trung tâm khí đốt cho châu Âu bằng cách sử dụng các đường ống dẫn khí khác. Ví dụ, khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đến từ Iran hoặc Azerbaijan, hoặc thậm chí vận chuyển LNG bằng tàu biển từ Qatar".
Trước diễn biến trên, nhiều chuyên gia cho rằng đầu tiên phải hiểu trung tâm khí đốt là gì và cách chúng hoạt động. Các cơ sở lớn nhất trên thế giới là Henry Hub nằm ở bang Louisiana - Mỹ, NBP (Điểm cân bằng quốc gia) - Anh và Cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu (TTF) đặt tại Hà Lan.
Ngoài ra Đức cũng tuyên bố giữ vai trò một trung tâm lớn của châu Âu, vì lợi ích của Nord Stream 2 thậm chí đã xảy ra xung đột với Mỹ và nước láng giềng Ba Lan. Vậy cần những gì để tạo ra một trung tâm khí đốt?
Tất nhiên sẽ là rất nhiều khí dư thừa, cả từ sản xuất và từ các nguồn khác nhau - đường ống và hóa lỏng. Ngoài ra còn cần có các cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm và mạng lưới phân phối khí đốt, cho phép bơm "nhiên liệu xanh" tới khách hàng trong thời gian ngắn nhất có thể.
Ví dụ, Henry Hub được xây dựng trên hệ thống vận chuyển khí đốt lớn nhất thế giới, trải dài từ Canada đến Mexico, cũng như tiếp cận thị trường nội địa giàu có nhất Mỹ. Ngoài ra NBP của Anh đứng trên hoạt động sản xuất khí đốt của chính họ ở Biển Bắc, nhập khẩu LNG và khí đốt từ Na Uy.
Để trung tâm hoạt động hiệu quả, cần có lượng khí thặng dư thông qua việc đa dạng hóa tối đa các nguồn cung cấp và nó cũng cần sản xuất riêng để tránh bị các nhà xuất khẩu ép giá.
Bên cạnh đó là một cơ sở người tiêu dùng phát triển, cũng như luật pháp tự do, đảm bảo rằng chính quyền địa phương sẽ không can thiệp vào các công việc của trung tâm nếu chính sách mà nó theo đuổi đi ngược lại lợi ích của nước sở tại.
Dễ nhận thấy là chỉ những quốc gia rất phát triển về kinh tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan vốn được các doanh nghiệp ưa chuộng vì chính sách thuế linh hoạt mới có thể đảm đương vai trò trung tâm toàn cầu hoặc khu vực, trong khi Ukraine thiếu hoàn toàn điều đó.
Bạch Dương