Ba đồng chí của Đoàn trong đội hình Sư đoàn quốc tế bảo vệ Liên Xô là ai?

Ba đồng chí lớp đầu tiên của Đoàn cùng tham gia vào sư đoàn quốc tế bảo vệ Liên Xô. Anh đã hy sinh và được tặng thưởng Huân chương vệ quốc cao quý.

1. Ngày nào được chọn là ngày thành lập Đoàn?

icon

Ngày đầu tiên của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I

icon

Ngày cuối cùng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I

icon

Ngày đầu tiên của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II

icon

Ngày cuối cùng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II

Câu trả lời đúng là đáp án D: Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Khi tham gia Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản lần thứ IV tại Moscow (tháng 7/1924), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì soạn thảo và trình bày Luận cương về thanh niên thuộc địa, trong đó nêu yêu cầu cấp bách phải tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên cách mạng và hình thành các đoàn thể thanh niên, xây dựng các tổ chức Thanh niên cộng sản tại thuộc địa. Theo tư liệu từ Trung ương Đoàn, năm 1930, Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động được thông qua tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (10/1930), trong đó ghi "Đảng Cộng sản phải cần kíp công tác trong quần chúng thanh niên, phải lãnh đạo quần chúng thanh niên. Muốn vậy, chỉ có thể tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên mới được". Ngay sau đó, các cơ sở Đoàn được tổ chức tại hầu hết địa phương nhưng chưa thống nhất cùng một hệ thống. Đến ngày 20-26/3/1931, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai được tổ chức tại Sài Gòn, do Tổng bí thư Trần Phú chủ trì. Tại đó, việc cần tổ chức Cộng sản thanh niên Đoàn một lần nữa được đề cập. Hội nghị yêu cầu Đảng bộ địa phương phải "gây ra cơ sở của Đoàn", cử ủy viên tham gia tổ chức. Chỉ trong vòng 9 tháng, số lượng đoàn viên cả nước lên hơn 2.500. Ban chấp hành Quốc tế thanh niên cộng sản công nhận Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương là một bộ phận của Quốc tế thanh niên cộng sản. Theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 (1961) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một trong những ngày cuối của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai) làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn hàng năm.

2. Ba đồng chí lớp đầu tiên của Đoàn hy sinh trong các trận đánh quyết liệt chống phát xít Đức ở Nam Mát-xcơ-va (trong đội hình Sư đoàn quốc tế bảo vệ Liên xô) là ai?

icon

Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Phương Thuận

icon

Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Anh Tợ

icon

Lý Nam Thanh, Lý Phương Thuận, Lý Trí Thông

icon

Lý Nam Thanh, Lý Phương Thuận, Lý Phương Đức

Câu trả lời đúng là đáp án B: Lý Thúc Chất tên thật là Vương Thúc Thoại, sinh năm 1911 tại Kim Liên. Lý Thúc Chất là một trong những người có mặt trong đội ngũ Hồng quân Liên Xô chiến đấu bảo vệ Matxcơva. Thân sinh của anh là Vương Thúc Đàm bị thực dân Pháp bắt kết án tù chung thân, tịch thu toàn bộ tài sản vì tội làm cách mạng và để con làm cách mạng. Lý Anh Tự tên thật là Hoàng Tự (có lúc đọc chệch là Tợ), sinh năm 1912 tại Kim Liên, Nghệ An. Lý Anh Tự mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Năm 12 tuổi, Tợ đã lên đường hoạt động cách mạng theo tiếng gọi của Hồ Chí Minh. Lý Nam Thanh tên thật là Nguyễn Sinh Thản, sinh năm 1908 tại Kim Liên, Nghệ An. Sau khi Nguyễn Sinh Thản ra đi, đến năm 1942, cả cha, anh và em gái đều tham gia hoạt động cách mạng và lần lượt hy sinh trong các cao trào chống Pháp ở Việt Nam. Cùng với Lý Thúc Chất và Lý Anh Tự, Lý Nam Thanh cũng tham gia vào đội ngũ Hồng quân Liên Xô.

3. Ba đồng chí lớp đầu tiên của Đoàn hy sinh tại Liên xô được Nhà nước Liên xô trao tặng Huân chương gì?

icon

Huân chương vệ quốc

icon

Huân chương kháng chiến

icon

Huân chương Sao vàng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Năm 1986, Lý Thúc Chất được Xô Viết tối cao Liên Xô truy tặng Huân chương chiến tranh vệ quốc hạng nhất vì lòng dũng cảm và gan dạ trong các trận chiến đấu bảo vệ thành phố Matxcơva chống phát xít Đức xâm lược, Huy chương 40 năm chiến thắng phát xít và huy hiệu cựu chiến binh Liên Xô. Lý Anh Tợ cũng tham gia vào sư đoàn quốc tế bảo vệ Liên Xô. Anh đã hy sinh và được tặng thưởng Huân chương vệ quốc cao quý.

4. Số đoàn viên và thanh niên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ là bao nhiêu?

icon

Hơn 30 vạn

icon

Hơn 40 vạn

icon

Hơn 50 vạn

Câu trả lời đúng là đáp án C: Số đoàn viên và thanh niên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ là hơn 50 vạn.

5. Câu nói “Mỗi thanh niên hãy sống những ngày đẹp nhất, hãy bắt tay vào những công việc bình thường nhưng có ích cho đời” là của:

icon

Đồng chí Nguyễn Văn Linh

icon

Đồng chí Đỗ Mười

icon

Đồng chí Lê Khả Phiêu

Câu trả lời đúng là đáp án A: Là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt 70 năm hoạt động cách mạng, trải qua các thời kỳ và cương vị công tác khác nhau, qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn giữ vững phẩm chất, khí tiết, đạo đức, tư cách của người cộng sản, một lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đồng chí Nguyễn Văn Linh sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, quê gốc Giai Phạm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, nơi giao lưu của ba vùng văn hóa: xứ Đông, xứ Bắc và Sơn Nam, nơi sản sinh nhiều danh nhân của đất nước. Nguyễn Đức Cúc (tên khai sinh của đồng chí Nguyễn Văn Linh) mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được bà nội đưa về Hải Phòng sống cùng người cậu tên Nguyễn Đức Thụ. Tại đây, người trẻ Nguyễn Đức Cúc sống cảnh lầm than của người dân mất nước, tận mắt chứng kiến tinh thần yêu nước và phong trào cách mạng sục sôi của công nhân, nông dân đất cảng chống lại ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Năm 1929, ở tuổi 14, khi đang học lớp Nhì Trường Bônan (Bonnal) Hải Phòng, Nguyễn Đức Cúc bắt đầu tham gia phong trào Học sinh đoàn của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam).

6. Để ghi nhận công lao to lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã tặng cho Đoàn và phong trào thanh niên nước ta mấy huân chương Hồ Chí Minh?

icon

1 huân chương Hồ Chí Minh

icon

2 huân chương Hồ Chí Minh

icon

3 huân chương Hồ Chí Minh

Câu trả lời đúng là đáp án C: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước 2 lần tặng thưởng Huân chương Sao vàng, 2 lần tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, 13 Huân chương Lao động, 10 Huân chương Kháng chiến và nhiều phần thưởng cao quý khác. Ngày 23/3/2021, tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do T.Ư Đoàn tổ chức, Đảng và Nhà nước quyết định trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ ba cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

7. Tác giả bài hát Thanh niên làm theo lời Bác (Đoàn ca) là ai?

icon

Nhạc sĩ Hoàng Hòa

icon

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

icon

Nhạc sĩ Phạm Tuyên

Câu trả lời đúng là đáp án A: Thanh niên làm theo lời Bác (Đoàn ca) là một sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Hòa. Nhạc sĩ Hoàng Hòa tên thật là Cao Hy Vọng, sinh năm 1930, quê quán tại Thái Bình. Từ năm 16 tuổi, ông đã tham gia vào Đoàn Thanh niên cứu quốc tại Thái Bình, sau đó là Hưng Yên. Hòa bình lập lại, ông được cử đi học ở Liên Xô. Khi về nước, ông công tác tại TƯ Đoàn, từng có thời gian làm Bí thư Thành Đoàn Hải Phòng. Trước khi về hưu vào năm 1990, nhạc sĩ Hoàng Hòa đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban trường học Trung ương Đoàn và Ủy viên Ban thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Với nhiều người, Hoàng Hòa là nhạc sĩ của tuổi trẻ vì ông sáng tác rất nhiều ca khúc cho thanh thiếu niên, tiêu biểu như bài hát Thanh niên làm theo lời Bác. Ca khúc này được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI chọn làm bài ca chính thức của Đoàn, thường gọi là Đoàn ca. Tháng 7/1954, tại hội nghị cán bộ Đoàn toàn quốc, bài hát này được phổ biến cho các đại biểu. Sau khi được góp ý, tác giả sửa từ "kết đoàn" thành "kết liên", đồng thời rút ngắn tên bài hát thành Thanh niên làm theo lời Bác. Bài hát được đông đảo đoàn viên, thanh niên thuộc và được sử dụng trong nhiều sự kiện của Đoàn. Trong hai kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 6 (năm 1992) và thứ 7 (năm 1992), bài hát được khẳng định là bài ca chính thức của Đoàn. Toàn bộ lời bài hát Thanh niên làm theo lời Bác: Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên/ Giơ nắm tay thề, gìn giữ hòa bình độc lập tự do/ Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng quyết tiến bước/ Đánh tan quân thù, xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no/ Đi lên thanh niên chớ ngại ngần chi/ Đi lên thanh niên làm theo lời Bác: "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên".

8. Ai là họa sĩ vẽ huy hiệu Đoàn?

icon

Họa sĩ Tô Ngọc Vân

icon

Họa sĩ Bùi Xuân Phái

icon

Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận

Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo cổng thông tin Trung ương Đoàn, năm 1951, nhân dịp Đại hội Thanh niên ở Việt Bắc, cán bộ Trung ương Đoàn các cấp muốn có một chiếc huy hiệu, làm biểu trưng riêng cho tổ chức. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận (1920-2017), khi đó 31 tuổi và là trưởng phòng hội họa Trung ương Đoàn, được giao nhiệm vụ cùng họa sĩ Tôn Đức Lượng sáng tác một số mẫu huy hiệu. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận chia sẻ, thời điểm đó, ông nghĩ đoàn viên, thanh niên là người tiên phong, cầm lá cờ đỏ sao vàng tiến về phía trước với sự lãnh đạo của Đảng và Đoàn. Từ cảm hứng này, ông tạo ra chiếc huy hiệu với cánh tay rắn rỏi, cầm chắc lá cờ Tổ quốc. Sau khi họa sĩ Thuận phác thảo xong mẫu huy hiệu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức chọn đây là hiệu của Đoàn. Trải qua nhiều năm trưởng thành và phát triển với nhiều lần thay đổi tên gọi, nhưng biểu trưng trên chiếc huy hiệu vẫn được giữ nguyên.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ba-dong-chi-cua-doan-trong-doi-hinh-su-doan-quoc-te-bao-ve-lien-xo-la-ai-post1323094.tpo