Ba khám phá khảo cổ quan trọng trong lịch sử nhân loại

Trong những thập kỷ gần đây, các chuyên gia đã có nhiều khám phá khảo cổ tại nhiều địa điểm trên thế giới. Trong số này, vài phát hiện quan trọng đã giúp giải mã được nhiều bí mật lớn.

Năm 1922, nhà khảo cổ học Howard Carter và các đồng nghiệp phát hiện ra lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun (hay còn gọi Vua Tut) ở Thung lũng các vị vua. Đây được xem là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của Ai Cập cũng như thế giới trong thế kỷ 20.

Năm 1922, nhà khảo cổ học Howard Carter và các đồng nghiệp phát hiện ra lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun (hay còn gọi Vua Tut) ở Thung lũng các vị vua. Đây được xem là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của Ai Cập cũng như thế giới trong thế kỷ 20.

Lăng mộ của pharaoh Tutankhamun còn nguyên dấu niêm phong ở cửa. Sau khi tiến vào bên trong, Howard Carter và mọi người choáng ngợp trước số lượng đồ tùy táng "khủng".

Lăng mộ của pharaoh Tutankhamun còn nguyên dấu niêm phong ở cửa. Sau khi tiến vào bên trong, Howard Carter và mọi người choáng ngợp trước số lượng đồ tùy táng "khủng".

Ngoài quan tài chứa xác ướp Vua Tut, các chuyên gia đã tìm thấy hơn 5.000 hiện vật quý giá được chôn cùng pharaoh Ai Cập như: mặt nạ vàng, dao găm sắt, dép vàng, bàn ghế, gậy chống...

Ngoài quan tài chứa xác ướp Vua Tut, các chuyên gia đã tìm thấy hơn 5.000 hiện vật quý giá được chôn cùng pharaoh Ai Cập như: mặt nạ vàng, dao găm sắt, dép vàng, bàn ghế, gậy chống...

Các chuyên gia mất vài năm để đưa kho báu tùy táng trong lăng mộ của pharaoh Tutankhamun lên mặt đất rồi sắp xếp, phân loại. Những hiện vật hàng ngàn năm tuổi này giúp họ giải mã nhiều bí ẩn về Vua Tut như nguyên nhân cái chết, cách thức mai táng...

Các chuyên gia mất vài năm để đưa kho báu tùy táng trong lăng mộ của pharaoh Tutankhamun lên mặt đất rồi sắp xếp, phân loại. Những hiện vật hàng ngàn năm tuổi này giúp họ giải mã nhiều bí ẩn về Vua Tut như nguyên nhân cái chết, cách thức mai táng...

Năm 1974, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc sau khi một nông dân tìm thấy pho tượng đất nung trong lúc đào giếng. Sau khi xác định đó là nơi an nghỉ ngàn thu của vua Tần, các chuyên gia khảo cổ đã tiến hành các cuộc khai quật và có những khám phá khảo cổ quan trọng.

Năm 1974, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc sau khi một nông dân tìm thấy pho tượng đất nung trong lúc đào giếng. Sau khi xác định đó là nơi an nghỉ ngàn thu của vua Tần, các chuyên gia khảo cổ đã tiến hành các cuộc khai quật và có những khám phá khảo cổ quan trọng.

Theo các chuyên gia, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có tổng diện tích là 41.600 m2. Phát hiện lớn nhất tại mộ cổ này là tìm thấy đội quân đất nung gồm hơn 2.000 bức tượng cùng với các cỗ xe ngựa và cung nỏ.

Theo các chuyên gia, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có tổng diện tích là 41.600 m2. Phát hiện lớn nhất tại mộ cổ này là tìm thấy đội quân đất nung gồm hơn 2.000 bức tượng cùng với các cỗ xe ngựa và cung nỏ.

Đến nay, các chuyên gia đã khai quật 4 hố chôn với tổng diện tích hơn 25.000 m2. Tuy nhiên, đó chỉ là phần bên ngoài khu lăng mộ. Họ chưa thể tiếp cận phần lăng mộ trung tâm - nơi được cho chôn cất Tần Thủy Hoàng cùng kho báu tùy táng quý giá.

Đến nay, các chuyên gia đã khai quật 4 hố chôn với tổng diện tích hơn 25.000 m2. Tuy nhiên, đó chỉ là phần bên ngoài khu lăng mộ. Họ chưa thể tiếp cận phần lăng mộ trung tâm - nơi được cho chôn cất Tần Thủy Hoàng cùng kho báu tùy táng quý giá.

Giới nghiên cứu dự đoán còn khoảng 8.000 bức tượng binh sĩ đất nung có kích thước tương đương người thật bên trong nơi an nghỉ vĩnh hằng của hoàng đế nhà Tần. Họ đã và đang nỗ lực tìm kiếm phương pháp tiếp cận phần lăng mộ trung tâm để đảm bảo sự nguyên vẹn cho công trình cổ này cũng như an toàn tính mạng của các chuyên gia.

Giới nghiên cứu dự đoán còn khoảng 8.000 bức tượng binh sĩ đất nung có kích thước tương đương người thật bên trong nơi an nghỉ vĩnh hằng của hoàng đế nhà Tần. Họ đã và đang nỗ lực tìm kiếm phương pháp tiếp cận phần lăng mộ trung tâm để đảm bảo sự nguyên vẹn cho công trình cổ này cũng như an toàn tính mạng của các chuyên gia.

Vào cuối thế kỷ 16, các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích Pompeii - thành phố La Mã cổ đại bị "xóa sổ" vào gần 2.000 năm trước. Thành phố cổ Pompeii hiện nằm trong lãnh thổ Italy từng là nơi sinh sống của khoảng 20.000 cư dân La Mã.

Vào cuối thế kỷ 16, các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích Pompeii - thành phố La Mã cổ đại bị "xóa sổ" vào gần 2.000 năm trước. Thành phố cổ Pompeii hiện nằm trong lãnh thổ Italy từng là nơi sinh sống của khoảng 20.000 cư dân La Mã.

Tuy nhiên, vụ phun trào núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên đã chôn vùi thành phố Pompeii. Theo các chuyên gia, một hoặc nhiều trận động đất xảy ra cùng lúc với vụ phun trào núi lửa đã góp phần khiến các tòa nhà sụp đổ và gây ra cái chết cho hàng ngàn người dân ở Pompeii.

Tuy nhiên, vụ phun trào núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên đã chôn vùi thành phố Pompeii. Theo các chuyên gia, một hoặc nhiều trận động đất xảy ra cùng lúc với vụ phun trào núi lửa đã góp phần khiến các tòa nhà sụp đổ và gây ra cái chết cho hàng ngàn người dân ở Pompeii.

Trong những năm qua, các nhà khảo cổ đã khai quật được xác chết hóa đá của hơn 1.300 người ở Pompeii. Thi hài vẹn nguyên của họ giúp ích rất nhiều cho các chuyên gia giải mã thảm kịch núi lửa Vesuvius tàn khốc như thế nào, nguyên nhân tử vong của các cư dân Pompeii hay thành phố này từng phát triển thế nào...

Trong những năm qua, các nhà khảo cổ đã khai quật được xác chết hóa đá của hơn 1.300 người ở Pompeii. Thi hài vẹn nguyên của họ giúp ích rất nhiều cho các chuyên gia giải mã thảm kịch núi lửa Vesuvius tàn khốc như thế nào, nguyên nhân tử vong của các cư dân Pompeii hay thành phố này từng phát triển thế nào...

Mời độc giả xem video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ba-kham-pha-khao-co-quan-trong-trong-lich-su-nhan-loai-2020902.html