Ba Lan cấp tốc đưa pháo phản lực phóng loạt Homar-K của Hàn Quốc vào trực chiến

Homar-K là bản phái sinh từ hệ thống pháo phản lực K239 Chunmoo của Hàn Quốc, được Ba Lan đặt hàng nhằm tránh phụ thuộc vào M142 HIMARS mua từ Mỹ.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan - ông Pavel Beida nhấn mạnh rằng việc giao thêm hệ thống Homar-K đã được lên kế hoạch vào năm 2024. Vào nửa cuối tháng 12/2023, 198 khung gầm xe tải Jelcz đã được đặt hàng cho các bệ phóng, trị giá 1,5 tỷ PLN.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan - ông Pavel Beida nhấn mạnh rằng việc giao thêm hệ thống Homar-K đã được lên kế hoạch vào năm 2024. Vào nửa cuối tháng 12/2023, 198 khung gầm xe tải Jelcz đã được đặt hàng cho các bệ phóng, trị giá 1,5 tỷ PLN.

Homar-K là biến thể từ K239 Chunmoo của Hàn Quốc, được gắn trên khung gầm xe tải Jelcz và tích hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực Topaz do Ba Lan phát triển.

Homar-K là biến thể từ K239 Chunmoo của Hàn Quốc, được gắn trên khung gầm xe tải Jelcz và tích hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực Topaz do Ba Lan phát triển.

Các hệ thống này đã được đặt hàng vào tháng 11 năm 2022, chúng được cấu hình lại để hoạt động trong hệ thống điều khiển pháo binh của Ba Lan.

Các hệ thống này đã được đặt hàng vào tháng 11 năm 2022, chúng được cấu hình lại để hoạt động trong hệ thống điều khiển pháo binh của Ba Lan.

Hợp đồng đầu tiên quy định việc cung cấp 218 bệ phóng và hơn 10 nghìn tên lửa vào năm 2027, trong đó hầu hết là tên lửa dẫn đường CGR-80 có tầm bắn 80 km, đi kèm vài trăm tên lửa đạn đạo tầm xa 290 km.

Hợp đồng đầu tiên quy định việc cung cấp 218 bệ phóng và hơn 10 nghìn tên lửa vào năm 2027, trong đó hầu hết là tên lửa dẫn đường CGR-80 có tầm bắn 80 km, đi kèm vài trăm tên lửa đạn đạo tầm xa 290 km.

Mỗi bệ phóng Homar-K có thể mang tới 12 tên lửa CGR-80 (6 tên lửa mỗi container), hoặc 2 tên lửa đạn đạo. Ba Lan kế hoạch tích hợp hệ thống Homar-K với tên lửa không điều khiển 122 mm được sử dụng trong hệ thống Langusta.

Mỗi bệ phóng Homar-K có thể mang tới 12 tên lửa CGR-80 (6 tên lửa mỗi container), hoặc 2 tên lửa đạn đạo. Ba Lan kế hoạch tích hợp hệ thống Homar-K với tên lửa không điều khiển 122 mm được sử dụng trong hệ thống Langusta.

Ý tưởng tích hợp như vậy đã được trình bày tại Triển lãm MSPO 2023. Giai đoạn thứ hai của thỏa thuận quy định việc sản xuất tên lửa CGR-80 ở Ba Lan, một liên doanh sẽ được thành lập và 72 bệ phóng tiếp theo sẽ do ngành công nghiệp Ba Lan sản xuất.

Ý tưởng tích hợp như vậy đã được trình bày tại Triển lãm MSPO 2023. Giai đoạn thứ hai của thỏa thuận quy định việc sản xuất tên lửa CGR-80 ở Ba Lan, một liên doanh sẽ được thành lập và 72 bệ phóng tiếp theo sẽ do ngành công nghiệp Ba Lan sản xuất.

Homar-K cũng có thể tích hợp với tên lửa của các nhà sản xuất khác, chẳng hạn như GLSDB của Thụy Điển - Mỹ. Nhà sản xuất Hanwha Aerospace cũng đang nghiên cứu các loại đạn mới cho hệ thống này.

Homar-K cũng có thể tích hợp với tên lửa của các nhà sản xuất khác, chẳng hạn như GLSDB của Thụy Điển - Mỹ. Nhà sản xuất Hanwha Aerospace cũng đang nghiên cứu các loại đạn mới cho hệ thống này.

Tổng cộng quốc gia Trung Âu này đã đặt mua 288 bệ phóng tên lửa Homar-K từ các nhà thầu Hàn Quốc, chúng sẽ kết hợp cùng M142 HIMARS do Mỹ sản xuất trở thành xương sống của pháo binh Ba Lan.

Tổng cộng quốc gia Trung Âu này đã đặt mua 288 bệ phóng tên lửa Homar-K từ các nhà thầu Hàn Quốc, chúng sẽ kết hợp cùng M142 HIMARS do Mỹ sản xuất trở thành xương sống của pháo binh Ba Lan.

Bạch Dương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/ba-lan-cap-toc-dua-phao-phan-luc-phong-loat-homar-k-cua-han-quoc-vao-truc-chien-post667121.html