Ba Lan muốn tiếp cận 'lá chắn hạt nhân' của Pháp
Tổng thống Andrzej Duda tuyên bố rằng Ba Lan nên tìm kiếm sự bảo vệ cần thiết để giảm thiểu mối đe dọa của Nga thông qua lá chắn hạt nhân của Pháp. Ông kêu gọi tiếp cận vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Tổng thống Duda cho biết Ba Lan nên tìm cách bảo vệ trước mối đe dọa tiềm tàng từ cuộc xung đột hiện tại thông qua khả năng răn đe hạt nhân của Pháp. Ông cũng kêu gọi việc tiếp cận vũ khí hạt nhân của Mỹ. Tuy nhiên, những nỗ lực này dường như chưa mang lại hiệu quả nào đối với chính quyền dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Ảnh: AFP.
Trong khi đó, việc Ba Lan chấp thuận đề xuất của tổng thống Pháp có thể gặp phải một số trở ngại vì lá chắn hạt nhân của Pháp không phụ thuộc vào các bảo đảm an ninh của NATO. Warsaw cũng đã cam kết không sở hữu vũ khí hạt nhân với tư cách là bên ký kết Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Theo thông điệp từ tổng thống Pháp từ tuần trước sau cuộc điện đàm với thủ tướng Tusk, Paris và Warsaw hiện đang hoàn thiện một hiệp ước song phương sẽ bao gồm quốc phòng, năng lượng hạt nhân và hợp tác khoa học, cùng một số vấn đề khác.
Trước đó, vào tháng 3 Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu trước Quốc hội rằng Ba Lan có thể tìm cách tiếp cận vũ khí hạt nhân và cho biết ông đang "đàm phán nghiêm túc" về đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc sử dụng tiềm năng hạt nhân của Paris để bảo vệ các đồng minh châu Âu.
Với mục tiêu tăng cường cho chương trình tái vũ trang đầy tham vọng bằng việc tiếp cận vũ khí hạt nhân, Ba Lan đang nỗ lực tăng cường khả năng quân sự nhằm đảm bảo các nguy cơ an ninh hiện tại do ảnh hưởng từ cuộc xung đột hiện nay. Hiện tại, mức chi tiêu cho quốc phòng của Ba Lan đã được đầu tư lên tới 4,7% GDP, nước này đang là quốc gia dẫn đầu NATO trong việc chi tiêu cho quân sự. Bên cạnh đó, Warsaw cũng đã đảm bảo được sự hỗ trợ tài chính của EU để củng cố biên giới nhằm ngăn chặn các nguy cơ an ninh và dòng người di cư từ Belarus, một đồng minh thân cận của Nga.
Trong những năm gần đây, Ba Lan đã tìm cách gia tăng ảnh hưởng địa chính trị của mình trong khu vực. Tổng thống Duda là người ủng hộ trung thành với Sáng kiến Ba Biển, nhằm thiết lập sự hợp tác giữa các quốc gia Trung và Đông Âu, tăng cường hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và đưa nền kinh tế của các quốc gia lại gần nhau hơn.
Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/ba-lan-muon-tiep-can-la-chan-hat-nhan-cua-phap-post1193168.vov