Đôi tay thoăn thoắt, bà Nguyễn Thị Ích nhanh tay vớt mẻ bánh tét nóng hổi mới chín. Những đòn bánh tét chắc nịch, đượm hương lá lần lượt ra lò.
Bà Ích có kinh nghiệm gói bánh tét hơn 40 năm. Cả xóm biết tới bà nhờ hương vị bánh tét truyền thống nhà làm thơm ngon .Ảnh: Nguyệt Nhi
Cứ vào đầu tháng Chạp, cả nhà bà Ích lại rộn ràng chuẩn bị lá, nếp, đậu... sẵn sàng "vào mùa" gói bánh tét, bánh ích. Ảnh: Nguyệt Nhi
"Gạo nếp sau khi vo sạch, loại bỏ tạp chất thì đem ngâm qua đêm hoặc ít nhất 4 tiếng. Nếu muốn bánh tét có màu xanh, người thợ có thể ngâm nếp chung với lá dứa". - Bà Ích chia sẻ kinh nghiệm gói bánh. Ảnh: Nguyệt Nhi
Dù tuổi đã cao nhưng đôi tay của người thợ lành nghề U90 này vẫn còn linh hoạt để tạo ra những chiếc bánh chắc nịch. Ảnh: Nguyệt Nhi
Theo bà Ích, nghề gói bánh của gia đình có từ thời ông bà, đến nay bà vẫn cố gìn giữ và truyền lại cho con cháu. Ảnh: Nguyệt Nhi
"Để bánh tét ngon, đẹp mắt, đảm bảo chất lượng, người gói phải biết cách cuộn tròn đều, không bị méo và phải được buộc chặt để không bị bung ra khi nấu" - Bà Ích chia sẻ. Ảnh: Nguyệt Nhi
Gia đình của bà Ích gói bánh tét quanh năm, đây là nghề góp phần tạo ra thu nhập cho gia đình. Ngày thường, gia đình bà gói hơn 100 đòn bánh tét. Cận tết, số lượng đơn đặt bánh tăng lên. Nhiều khách gần xa mua để cúng rước ông táo, cúng gia tiên, làm quà Tết... Ảnh: Nguyệt Nhi
Sau khi nấu bánh từ 6 - 8 tiếng, bánh vừa chín thì vớt ra cho vào lu nước lạnh trong vòng 20 phút rồi mới treo lên, để ráo. Tùy vào kích cỡ, bánh tét có giá từ 50.000 - 100.000 đồng/ đòn. Ảnh: Nguyệt Nhi
Người phụ nữ U90 cùng con cháu miệt mài gìn giữ phong vị cho bánh tét truyền thống. Ảnh: Nguyệt Nhi
Không chỉ có bánh tét truyền thống, gia đình bà Ích còn gói thêm bánh ú để bán đa dạng cho khách. Ảnh: Nguyệt Nhi
Ngoài ra, còn có một số loại mứt tết, dưa muối... Ảnh: Nguyệt Nhi