Ba ngôi chùa Khmer độc đáo phải ghé thăm ở Sóc Trăng

Với lịch sử lâu đời và kiến trúc đặc sắc, những ngôi chùa Khmer này là địa điểm mà khách du lịch trong và ngoài nước không thể bỏ qua khi có dịp đến với mảnh đất Sóc Trăng.

1. Nằm ở số 53 Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, chùa Kh’Leang là một trong những chùa Khmer có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp nhất Nam Bộ. Chùa được xây dựng từ năm 1533, lúc đầu chỉ là một ngôi chùa lợp lá. Kiến trúc hiện nay có từ đợt trùng tu cuối thập niên 1910.

1. Nằm ở số 53 Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, chùa Kh’Leang là một trong những chùa Khmer có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp nhất Nam Bộ. Chùa được xây dựng từ năm 1533, lúc đầu chỉ là một ngôi chùa lợp lá. Kiến trúc hiện nay có từ đợt trùng tu cuối thập niên 1910.

Chùa có khuôn viên rộng 3.825m2, công trình trung tâm là tòa chính điện được chia làm ba bậc nền, mỗi bậc cao khoảng 1 mét có hàng rào bao xung quanh, tạo thành các sân nội bộ. Tầng cao nhất là nơi đặt điện thờ.

Chùa có khuôn viên rộng 3.825m2, công trình trung tâm là tòa chính điện được chia làm ba bậc nền, mỗi bậc cao khoảng 1 mét có hàng rào bao xung quanh, tạo thành các sân nội bộ. Tầng cao nhất là nơi đặt điện thờ.

Toàn bộ khối chính điện chùa Kh’Leang được dựng bởi 60 cột trụ, chia làm 6 hàng. Bên trong chính điện, bệ thờ và nơi đặt các tượng ở hai gian trong cùng. Trung tâm là tượng Phật thích ca ngồi thiền định trên bệ tượng cao, được trang trí nhiều tầng hoa văn hình cánh sen và lửa.

Toàn bộ khối chính điện chùa Kh’Leang được dựng bởi 60 cột trụ, chia làm 6 hàng. Bên trong chính điện, bệ thờ và nơi đặt các tượng ở hai gian trong cùng. Trung tâm là tượng Phật thích ca ngồi thiền định trên bệ tượng cao, được trang trí nhiều tầng hoa văn hình cánh sen và lửa.

Ngoài chính điện, trong khuôn viên chùa Kh’Leang còn có các kiến trúc phụ khác như Sa-la (nhà hội họp), nhà ở của chư tăng, nhà khách... Với những giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúc, chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.

Ngoài chính điện, trong khuôn viên chùa Kh’Leang còn có các kiến trúc phụ khác như Sa-la (nhà hội họp), nhà ở của chư tăng, nhà khách... Với những giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúc, chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.

2. Nằm trên đường Văn Ngọc Chính ở TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, chùa Dơi (còn gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatup) được khởi công xây dựng vào từ năm 1569. Từ đó đến nay chùa được trùng tu nhiều lần, lần trùng tu lớn gần nhất vào năm 2009.

2. Nằm trên đường Văn Ngọc Chính ở TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, chùa Dơi (còn gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatup) được khởi công xây dựng vào từ năm 1569. Từ đó đến nay chùa được trùng tu nhiều lần, lần trùng tu lớn gần nhất vào năm 2009.

Ngôi chùa này có kiến trúc Khmer cổ với chính điện được xây bằng gạch, mái lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn.

Ngôi chùa này có kiến trúc Khmer cổ với chính điện được xây bằng gạch, mái lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn.

Trong chính điện có pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2 mét và một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda.

Trong chính điện có pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2 mét và một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda.

Bên ngoài chính điện chùa là các công trình khác như nhà sa-la, khu tăng phòng, tháp xá lợi.. nằm trong khuôn viên xanh mát rợp bóng cây cổ thụ, không gian mát mẻ, thanh tịnh. Đặc biệt, vườn chùa có rất nhiều dơi quạ về trú ngụ. Đây chính là nguồn gốc tên gọi chùa Dơi.

Bên ngoài chính điện chùa là các công trình khác như nhà sa-la, khu tăng phòng, tháp xá lợi.. nằm trong khuôn viên xanh mát rợp bóng cây cổ thụ, không gian mát mẻ, thanh tịnh. Đặc biệt, vườn chùa có rất nhiều dơi quạ về trú ngụ. Đây chính là nguồn gốc tên gọi chùa Dơi.

3. Tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu hay chùa Sà Lôn là một trong những ngôi chùa độc đáo bậc nhất Việt Nam. Đây là một ngôi chùa của đồng bào Khmer, có tên gốc là Wat Sro Loun hay Wat Chro Luong. Theo thời gian tên gọi này trở thành Sà Lôn.

3. Tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu hay chùa Sà Lôn là một trong những ngôi chùa độc đáo bậc nhất Việt Nam. Đây là một ngôi chùa của đồng bào Khmer, có tên gốc là Wat Sro Loun hay Wat Chro Luong. Theo thời gian tên gọi này trở thành Sà Lôn.

Chùa được dựng lần đầu vào năm 1815 bằng cây lá. Đến năm 1969, chùa được xây lại. Trong quá trình xây dựng, do không có kinh phí để mua đủ gạch men trang trí nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến quyên góp chén, đĩa vỡ từ bà con Phật tử trong phum, sóc để ốp lên tường.

Chùa được dựng lần đầu vào năm 1815 bằng cây lá. Đến năm 1969, chùa được xây lại. Trong quá trình xây dựng, do không có kinh phí để mua đủ gạch men trang trí nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến quyên góp chén, đĩa vỡ từ bà con Phật tử trong phum, sóc để ốp lên tường.

Chùa đã vận động phật tử quyên góp nhiều tấn chén, đĩa để trang trí. Những chén, đĩa còn nguyên vẹn thì các vị sư để nguyên ốp lên tường, còn những chén, đĩa đã vỡ thì đập nhỏ ra tạo thành những hoa văn nổi trên tường.

Chùa đã vận động phật tử quyên góp nhiều tấn chén, đĩa để trang trí. Những chén, đĩa còn nguyên vẹn thì các vị sư để nguyên ốp lên tường, còn những chén, đĩa đã vỡ thì đập nhỏ ra tạo thành những hoa văn nổi trên tường.

Bằng tài nghệ và sự công phu, các nghệ nhân Khmer đã sáng tạo nên một kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo. Cũng từ đó, chùa còn được người dân gọi bằng cái tên thứ hai là chùa Chén Kiểu.

Bằng tài nghệ và sự công phu, các nghệ nhân Khmer đã sáng tạo nên một kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo. Cũng từ đó, chùa còn được người dân gọi bằng cái tên thứ hai là chùa Chén Kiểu.

Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ba-ngoi-chua-khmer-doc-dao-phai-ghe-tham-o-soc-trang-1540178.html