Bài 2. Chuyện đánh Pháp trên đỉnh Khau Co
Ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, người Mông xanh (chiếm khoảng 60% dân số) là ngành người Mông duy nhất hiện cư trú ở Việt Nam. Tộc người này có nguồn gốc từ Nhật Bản. Không biết từ bao giờ và do biến cố lịch sử nào đã đưa tộc người Mông xanh ở một đất nước xa xôi phiêu bạt đến Nậm Xé. Cũng không biết tập tục nào khiến họ dũng cảm chọn vùng núi nhọn, đất dốc trên đỉnh Khau Co quanh năm mây phủ làm nơi 'ăn đời, ở kiếp'. Nhưng từ rất sớm, người Mông xanh ở Nậm Xé đã một lòng theo Đảng, cùng các dân tộc khác chiến đấu, làm nên chiến thắng đồn Khau Co, góp phần giải phóng quê hương Lào Cai.
Người Mông ơn Đảng
>>> Bài 1. Kỳ tích Bản Phố
Đèo Khau Co và dấu ấn người Mông xanh
Chúng tôi tìm đến nhà ông Lý A Khô, một nhân chứng lịch sử của trận công đồn Khau Co tháng 10/1946 trong một ngày mưa rả rích. Từ trung tâm xã Nậm Xé, vượt dòng Nậm Khóa rồi cứ thế ngược dốc, có đoạn lởm chởm đá trơn trượt, cuối cùng ngôi nhà của ông Khô ở thôn Tu Hạ cũng hiện ra trước mặt. Một cán bộ xã đi cùng cất tiếng gọi, ông Khô từ trên giường bước xuống. Năm nay đã 90 tuổi, mọi cử chỉ hằn rõ dấu vết thời gian, nhưng khi nhắc đến trận đánh đồn Khau Co năm nào, ánh mắt ông sáng lên như làm sống lại miền ký ức một thời tuổi trẻ, giọng ông sôi nổi hẳn.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, được Mỹ hậu thuẫn, thực dân Pháp tiếp tục tăng cường lực lượng tập trung đánh chiếm vùng Tây Bắc. Đầu năm 1946, thực dân Pháp từ Sơn La, Lai Châu tràn ra chiếm đóng huyện Phong Thổ (khi đó thuộc Lào Cai), tháng 2/1946 chúng đánh chiếm huyện Than Uyên (khi đó thuộc Yên Bái) rồi nhanh chóng đem một trung đội Âu Phi và một số lính dõng ra chốt giữ đèo Khau Co. Đây là điểm cao giáp ranh giữa Văn Bàn và Than Uyên, giao thông hết sức khó khăn. Việc chốt giữ Khau Co của địch hòng bịt đường liên lạc, chuyển vận vũ khí, nhu yếu phẩm giữa Văn Bàn với Than Uyên, Tây Bắc và chúng coi đây là bàn đạp để tiếp tục đánh chiếm Văn Bàn cùng các huyện lân cận. Phán đoán đúng mưu đồ của thực dân Pháp, Ban Cán sự Đảng và Huyện bộ Việt Minh Văn Bàn đã chủ động đề xuất với tỉnh đánh đồn Khau Co.
Ngày 26/10/1946, quân ta gồm một trung đội võ trang địa phương phối hợp và các thành viên trong lực lượng du kích xã Nậm Xé, Minh Lương được sự dẫn đường của người dân địa phương đã bí mật xuất quân tiến đánh đồn Khau Co.
Ông Khô kể: Trên điểm cao đồn Khau Co hướng nhìn về xã Nậm Xé, thực dân Pháp đặt 2 khẩu súng đại liên và hỏa lực moóc-chê; đỉnh đèo chúng đặt trung liên; dọc đường đèo bố trí các hầm, hào cho quân lính trực chiến. Năm bộ đội ta đánh đồn Khau Co, tôi chỉ mới 16 tuổi, thông thuộc địa hình nên được chọn tham gia dẫn đường cho hai mũi tiến quân qua bản Tu Thượng. Khi đến khu vực Hô Khóa thì chia ra hai mũi, một mũi vòng về phía Than Uyên và tiếp cận đỉnh đèo đánh tập hậu; một mũi từ thượng nguồn khe Xi Tan xuống tiếp cận khu vực tả ngạn đèo đánh trực diện. Trong trận đánh đồn Khau Co năm đó, cùng với người dân huyện Văn Bàn, có rất đông người Mông xanh của Nậm Xé vừa trực tiếp chiến đấu, vừa vận chuyển tiếp tế vũ khí, lương thực, thực phẩm.
Bí mật tiếp cận, sáng sớm ngày 27/10/1946, ba mũi tiến quân của ta ép sát đồn địch. Do chủ quan, chỉ chú ý bố phòng theo hướng tuyến đường từ Nậm Xé lên, vì thế khi bị bộ đội Việt Minh tập kích bất ngờ, quân Pháp ở đồn Khau Co rối loạn không còn sức chống cự, phần lớn bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh, còn hai tên quan Pháp chỉ huy phải gọi trực thăng đến cứu thoát, ta thu toàn bộ vũ khí, đạn dược.
Trận đánh đồn Khau Co là tiếng súng chống thực dân Pháp đầu tiên trước khi có lệnh toàn quốc kháng chiến 19/12/1946. Chiến thắng ấy có phần đóng góp không nhỏ của tộc người Mông xanh ở Nậm Xé mà lịch sử sẽ mãi ghi. Còn về phía chàng thanh niên Lý A Khô, sau chiến thắng đồn Khau Co đã tình nguyện nhập ngũ vào bộ đội chủ lực lên chiến đấu ở Điện Biên Phủ và tham gia tiễu phỉ, bảo vệ quê hương.
Ở xã Nậm Xé, người Mông Xanh chiếm trên 70% dân số, người Dao chiếm gần 20%, người Kinh chiếm gần 10%. Người Mông Xanh sinh sống chủ yếu ở 2 bản Tu Thượng và Tu Hạ. Người Mông Xanh ở đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống, thể hiện rõ nét trong đời sống sinh hoạt cộng đồng và trong từng gia đình. Già làng là người có uy tín trong cộng đồng, được tôn sùng và được bà con dễ tin nghe.
Những đảng viên người Mông xanh
Xã Nậm Xé nằm bên dòng Nậm Khóa hiền hòa, uốn lượn dưới những tràn ruộng bậc thang quanh năm xanh lúa, tô thêm vẻ hài hòa, thơ mộng cho những nếp nhà sàn thấp thoáng xa xa. Giờ đây, bất cứ ai mới đến hoặc trở lại Nậm Xé đều ngỡ ngàng trước diện mạo của vùng quê này. Cuộc sống mới, thanh bình và no ấm hiện hữu rõ rệt là kết quả của cả một quá trình đoàn kết ý Đảng, lòng dân, sự quan tâm bằng nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
Đảng bộ xã có 7 chi bộ trực thuộc, gồm 3 chi bộ thôn, 3 chi bộ trường học và 1 chi bộ y tế. Trong tổng số 125 đảng viên toàn Đảng bộ, có tới 56 đảng viên là người Mông xanh; trong số hơn 20 cán bộ, công chức xã thì có 15 người là người Mông xanh. Đồng chí Vàng A Tớ, Bí thư Đảng ủy xã thông tin với phóng viên: Hằng năm, Đảng ủy xã ban hành nghị quyết phát triển đảng viên, chú trọng khu vực nông thôn, nhất là người Mông xanh. Để làm được điều này, Đảng ủy đã chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể xã nâng cao chất lượng hội viên, tạo nguồn phát triển đảng viên.
Một điều đáng mừng khác trong tổng số 56 đảng viên người Mông xanh, có 10 người là nữ. Điều này cho thấy, người Mông xanh đã có nhiều thay đổi về tư duy, cách nghĩ khi tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ được tham gia công tác xã hội, phấn đấu và cống hiến. Đơn cử như trường hợp của chị Lý Thị Nam, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã. Sinh năm 1987, năm 2011 chị bắt đầu tham gia công tác với chức vụ Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, rồi theo học lớp trung cấp công tác xã hội tại Lào Cai. Năm 2015, chị được hội viên tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, đến năm 2017 được phân công đảm nhận chức vụ Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã cho đến nay. Quá trình công tác, phấn đấu, chị Nam vinh dự được kết nạp Đảng năm 2013, sau đó tiếp tục theo học, tốt nghiệp lớp đại học công tác xã hội năm 2019.
Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Lý Thị Nam trải lòng: Ở gia đình, tôi được mọi người động viên, tạo điều kiện tham gia công tác. Ở cơ quan, tôi được Đảng ủy quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện, nhờ vậy mới phát triển như hôm nay. Song, tôi vẫn luôn nhận thức rằng, bản thân phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Ngoài chị Nam, còn có đảng viên Vàng Thị Khái, công tác tại Trạm Y tế xã và nhiều đảng viên nữ khác là người Mông xanh ở Nậm Xé cũng đang tích cực tham gia công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, vận động bà con xóa bỏ hủ tục như tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và cúng bái khi có bệnh… từ đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy họ tích cực tham gia xây dựng quê hương ngày thêm phát triển.
“Nhiều người nghĩ không công tác trong xã thì không cần phải phấn đấu vào Đảng. Nhưng tôi lại nghĩ khác. Với tôi vào đảng mục đích lớn nhất là để cống hiến nhiều hơn cho thôn, bản và cho xã hội”.
Vàng Thị Khái, đảng viên chi bộ Tu Thượng, xã Nậm Xé
(Đảng viên người Mông Xanh thứ 5.500 của Đảng bộ huyện Văn Bàn)
Thật kỳ lạ, những người Mông xanh ở đất nước xa xôi đã thực hiện một hành trình dài đến Nậm Xé định cư; bỏ qua tất cả những khác biệt về văn hóa, tập tục, họ nhanh chóng hòa nhập và trở thành một phần máu thịt, không thể tách rời, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng về văn hóa, truyền thống trong cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam. Cả trong quá khứ và hiện tại, người Mông xanh ở Nậm Xé vẫn đang nỗ lực chiến đấu, lao động, bảo vệ thành quả cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ. Và ngược lại, Đảng và Nhà nước ta cũng đã và đang có những quan tâm đặc biệt đến cộng đồng người Mông nói chung, người Mông xanh nói riêng để tạo ra những bước phát triển toàn diện, cân bằng.
Bài 3: Lập bản mới trên vùng biên viễn