Bài thơ 'tiên tri' của tham quan Hòa Thân ứng nghiệm sau 100 năm?

Trước khi tự sát, tham quan Hòa Thân để lại một bài thơ 'tiên tri' về vận mệnh của nhà Thanh. 100 năm sau, 'tiên đoán' của ông được cho là trở thành sự thật.

 Tham quan Hòa Thân (1750 - 1799) tự Trí Giai, hiệu Gia Nhạc Đường, Thập Hốt Viên, Lục Dã Đình Chủ Nhân. Ông là sủng thần dưới thời hoàng đế Càn Long của nhà Thanh. Hậu thế nhớ đến Hòa Thân là một đại tham quan. Lợi dụng việc được vua Càn Long tin tưởng, trọng dụng, Hòa Thân liên tục thăng quan tiến chức.

Tham quan Hòa Thân (1750 - 1799) tự Trí Giai, hiệu Gia Nhạc Đường, Thập Hốt Viên, Lục Dã Đình Chủ Nhân. Ông là sủng thần dưới thời hoàng đế Càn Long của nhà Thanh. Hậu thế nhớ đến Hòa Thân là một đại tham quan. Lợi dụng việc được vua Càn Long tin tưởng, trọng dụng, Hòa Thân liên tục thăng quan tiến chức.

Nhờ năm trong tay quyền lực lớn trong tay, Hòa Thân kết bè kéo phái, tham ô, nhân hối lộ, mua quan bán chức, "ăn chặn" một phần đồ tiến cống... Với những thủ đoạn trên, Hòa Thân sở hữu gia tài kếch xù và có cuộc sống xa hoa. Tuy nhiên, tháng ngày sung sướng của ông chấm dứt sau khi vua Càn Long băng hà.

Nhờ năm trong tay quyền lực lớn trong tay, Hòa Thân kết bè kéo phái, tham ô, nhân hối lộ, mua quan bán chức, "ăn chặn" một phần đồ tiến cống... Với những thủ đoạn trên, Hòa Thân sở hữu gia tài kếch xù và có cuộc sống xa hoa. Tuy nhiên, tháng ngày sung sướng của ông chấm dứt sau khi vua Càn Long băng hà.

Sau khi đăng cơ lên ngôi báu, con trai vua Càn Long là hoàng đế Gia Khánh hạ chỉ cách chức Hòa Thân, hạ lệnh giam lỏng, cách ly không cho liên lạc với bên ngoài…

Sau khi đăng cơ lên ngôi báu, con trai vua Càn Long là hoàng đế Gia Khánh hạ chỉ cách chức Hòa Thân, hạ lệnh giam lỏng, cách ly không cho liên lạc với bên ngoài…

Kết quả là sau khi thẩm vấn và kê biên tịch thu tài sản tại phủ của Hòa Thân, hoàng đế Gia Khánh công bố 20 tội lớn của tham quan này. Trong số này, những tội lớn nhất của Hòa Thân được liệt kê lần lượt gồm: "mưu phản, tiết lộ cơ mật", "coi thường vương pháp", "cậy quyền cậy thế".

Kết quả là sau khi thẩm vấn và kê biên tịch thu tài sản tại phủ của Hòa Thân, hoàng đế Gia Khánh công bố 20 tội lớn của tham quan này. Trong số này, những tội lớn nhất của Hòa Thân được liệt kê lần lượt gồm: "mưu phản, tiết lộ cơ mật", "coi thường vương pháp", "cậy quyền cậy thế".

Cuối cùng, vua Gia Khánh ban ân cho tham quan họ Hòa Thân được chết toàn thây bằng cách hạ lệnh cho ông treo cổ tự sát tại phủ vào ngày 22/2/1799.

Cuối cùng, vua Gia Khánh ban ân cho tham quan họ Hòa Thân được chết toàn thây bằng cách hạ lệnh cho ông treo cổ tự sát tại phủ vào ngày 22/2/1799.

Sau khi nhận bản án tử từ vua Gia Khánh, Hòa Thân viết một bài thơ "tiên tri" về vận mệnh của nhà Thanh có nội dung: "Ngũ thập niên lai mộng huyễn chân/Kim triều tản thủ tạ hồng trần/Tha niên thủy phiếm hàm long nhật/Nhận thủ hương yên thị hậu thân".

Sau khi nhận bản án tử từ vua Gia Khánh, Hòa Thân viết một bài thơ "tiên tri" về vận mệnh của nhà Thanh có nội dung: "Ngũ thập niên lai mộng huyễn chân/Kim triều tản thủ tạ hồng trần/Tha niên thủy phiếm hàm long nhật/Nhận thủ hương yên thị hậu thân".

Bài thơ trên được tạm dịch là: Năm mươi năm hư hư thực thực/Kiếp này buông tay tạ hồng trần/Năm sau nước dâng con lũ lớn/Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân.

Bài thơ trên được tạm dịch là: Năm mươi năm hư hư thực thực/Kiếp này buông tay tạ hồng trần/Năm sau nước dâng con lũ lớn/Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân.

Theo các nhà nghiên cứu, 2 câu đầu của bài thơ được Hòa Thân kể về cuộc đời 50 năm đã quan của mình và giờ đã đến lúc buông tay. Hai câu sau trong bài thờ có nội dung tiên tri về tương lai của nhà Thanh. Tham quan này ám chỉ nhà Thanh sẽ đối mặt với thảm kịch nước lũ dâng cao vào năm sau kho ông chết.

Theo các nhà nghiên cứu, 2 câu đầu của bài thơ được Hòa Thân kể về cuộc đời 50 năm đã quan của mình và giờ đã đến lúc buông tay. Hai câu sau trong bài thờ có nội dung tiên tri về tương lai của nhà Thanh. Tham quan này ám chỉ nhà Thanh sẽ đối mặt với thảm kịch nước lũ dâng cao vào năm sau kho ông chết.

Quả thật, một năm sau khi Hòa Thân chết, đê sông Hoàng Hà tại Hà Nam bị vỡ. Tiếp đến, câu thơ cuối cùng ngụ ý tham quan này sẽ đợi lần sau khi nước lũ dâng lên sẽ đầu thai. Vào thời điểm đê Hoàng Hà dâng nước lũ lần thứ hai, một nhân vật lớn chào đời là Từ Hy Thái Hậu. Một số người cho rằng, Hòa Thân chính là kiếp trước của Lão Phật Gia.

Quả thật, một năm sau khi Hòa Thân chết, đê sông Hoàng Hà tại Hà Nam bị vỡ. Tiếp đến, câu thơ cuối cùng ngụ ý tham quan này sẽ đợi lần sau khi nước lũ dâng lên sẽ đầu thai. Vào thời điểm đê Hoàng Hà dâng nước lũ lần thứ hai, một nhân vật lớn chào đời là Từ Hy Thái Hậu. Một số người cho rằng, Hòa Thân chính là kiếp trước của Lão Phật Gia.

Vì bị xử chết ở kiếp trước nên kiếp này Hòa Thân mang lòng hận thù sống dưới thân phận Từ Hy Thái hậu đã khiến nhà Thanh dần lụi tàn và diệt vong. Theo đó, bài thơ của tham quan này được cho là ứng nghiệm sau 100 năm. Tuy nhiên, giới chuyên gia không tìm được bất cứ bằng chứng nào cho thấy Hòa Thân là kiếp trước của Từ Hy Thái hậu.

Vì bị xử chết ở kiếp trước nên kiếp này Hòa Thân mang lòng hận thù sống dưới thân phận Từ Hy Thái hậu đã khiến nhà Thanh dần lụi tàn và diệt vong. Theo đó, bài thơ của tham quan này được cho là ứng nghiệm sau 100 năm. Tuy nhiên, giới chuyên gia không tìm được bất cứ bằng chứng nào cho thấy Hòa Thân là kiếp trước của Từ Hy Thái hậu.

Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bai-tho-tien-tri-cua-tham-quan-hoa-than-ung-nghiem-sau-100-nam-1690925.html