Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số báo chí

Ngày 16/7, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) diễn ra Hội thảo 'Chuyển đổi số báo chí - Cơ hội và giải pháp'. Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự Hội thảo.

Hội thảo do Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đăng cai tổ chức. Đây là một trong những hoạt động nghiệp vụ thường niên của các cơ quan báo Đảng các tỉnh khu vực Trung du, miền núi phía Bắc.

Hội thảo “Chuyển đổi số báo chí - Cơ hội và giải pháp”.

Hội thảo “Chuyển đổi số báo chí - Cơ hội và giải pháp”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Thế Lãm, Giám đốc, Tổng biên tập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh khẳng định tầm quan trọng và lợi ích của việc chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, chuyển đổi số báo chí hiện nay vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức như: Nhận thức; nguồn lực cho chuyển đổi số; vấn đề làm chủ về công nghệ; kỹ năng nghiệp vụ và khả năng áp dụng công nghệ của đội ngũ phóng viên, biên tập viên trên môi trường số…

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thẳng thắn chia sẻ và tháo gỡ khó khăn, phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí...

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Ông Lê Quốc Minh,Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Hướng đi của các cơ quan báo chí trong tương lai là phải nắm bắt được công nghệ AI.

Các cơ quan báo chí đã có những bước đi tuy chậm trong chuyển đổi số, nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định. Nếu biết tận dụng công nghệ sẽ đạt được những thay đổi quan trọng trong sự phát triển. Thời gian tới, hướng đi của các cơ quan báo chí trong tương lai là phải nắm bắt được công nghệ AI, bởi đây sẽ giúp cho việc cải thiện công việc của nhà báo và mang lại tiềm năng to lớn cho mỗi cơ quan báo chí.

Cùng với đó là việc sử dụng công nghệ số, nền tảng mạng xã hội cũng đang đem lại những hiệu quả nhất định trong truyền thông và báo chí bởi nó thu hút một lượng lớn độc giả...

Các cơ quan báo chí cũng phải xác định được đường đi đúng đắn, chiến lược phù hợp trong chuyển đổi số, phù hợp với độc giả của mình hướng đến.

Có thể khẳng định, chuyển đổi số không phải ngày một ngày hai mà là cả một chu kỳ, một quá trình lâu dài. Do đó, các cơ quan báo chí hãy bắt tay ngay vào làm thay vì lo ngại những khó khăn thách thức, hãy thử nghiệm và chấp nhận rủi ro để định hình được thể mạnh, năng lực, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp, góp phần xây dựng các cơ quan báo chí đa nền tảng.

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông: Các cơ quan báo chí cần có chiến lược cụ thể hướng đến xã hội nhiều hơn với những thông tin chính thống, có tính định hướng, đấu tranh với các thông tin xấu, độc trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay.

Bên cạnh việc đưa công nghệ số thay dần phương thức truyền thống trong truyền thông thì các cơ quan báo chí cần phải quan tâm hơn nữa đến độc giả và thay đổi phương thức quản lý, có chiến lược cụ thể hướng đến xã hội nhiều hơn với những thông tin chính thống, có tính định hướng, đấu tranh với các thông tin xấu, độc trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay.

Thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục có những giải pháp nhằm đem lại cơ chế tối ưu cho các cơ quan báo chí trong việc xây dựng cách tính định mức cho mỗi sản phẩm báo chí hiện nay.

Bà Bùi Thu Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh.

Bà Bùi Thu Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh.

Bà Bùi Thu Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh: Muốn chuyển đổi số thành công phải có chi cho đầu tư hạ tầng, chi cho công nghệ, chi cho nhân lực công nghệ.

Muốn chuyển đổi số thành công phải có chi cho đầu tư hạ tầng, chi cho công nghệ, chi cho nhân lực công nghệ. Nhưng thực tế ở các cơ quan báo chí địa phương hiện nay đây đang là những khó khăn, trở ngại.

Việc phát triển các nền tảng số hỗ trợ cơ quan báo chí chuyển đổi số còn chưa hoàn thiện, các hướng dẫn về chuyển đổi số báo chí cũng chưa được chi tiết, chưa có mô hình mẫu về chuyển đổi số trong quản lý, vận hành tòa soạn hội tụ nên khó có sự so sánh, đối chiếu hay phản biện. Các cơ chế, chính sách, hiện cũng chưa có khung đơn giá hay định mức cho các ứng dụng, phần mềm thuộc chương trình chuyển đổi số, do đó dẫn đến thiếu căn cứ để các cơ quan báo chí xây dựng các dự án triển khai...

Ông Đặng Tiến Dũng, Phó Tổng biên tập Báo Phú Thọ.

Ông Đặng Tiến Dũng, Phó Tổng biên tập Báo Phú Thọ.

Ông Đặng Tiến Dũng, Phó Tổng biên tập Báo Phú Thọ: Chuyển đổi số báo chí trước hết là phải chuyển đổi về tư duy, nhận thức.

Chuyển đổi số báo chí trước hết là phải chuyển đổi về tư duy, nhận thức, đặc biệt là tư duy người lãnh đạo cũng như chuyển đổi về văn hóa trong cả tòa soạn. Vì vậy cần phải quán triệt sâu sắc tinh thần chuyển đổi tới toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động cơ quan, đưa nội dung chuyển đổi số thấm sâu vào nhận thức và hành động, là việc làm thường xuyên, liên tục.

Song hành với đó, tích cực đổi mới, đầu tư các trang, thiết bị hiện đại, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho chuyển đổi số và hoạt động chuyên môn. Đồng thời, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số như đào tạo biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, biên dịch viên “n trong 1” trở thành lực lượng nòng cốt để phát triển báo chí trên các nền tảng số, mạng xã hội; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chuyển đổi số để rút kinh nghiệm, lan tỏa cách làm hiệu quả...

Bên cạnh đó, trước những thách thức từ sức mạnh truyền tin của mạng xã hội và xu thế “báo chí công dân”, chúng ta đã tập trung phát triển báo điện tử với giao diện đổi mới, hiện đại, đẹp mắt đồng thời gia tăng tiện ích, tích hợp các sản phẩm báo chí đa phương tiện, thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của độc giả, công chúng cả về âm thanh, hình ảnh (động và tĩnh) cùng cách trình bày mới, hấp dẫn như E-Magazine, Mega Story, Longform…

Ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VietNamPlus.

Ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VietNamPlus.

Ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VietNamPlus: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo góp phần giải phóng sức lao động, giúp các phóng viên, biên tập viên tập trung cho những sản phẩm sáng tạo hơn.

Trí tuệ nhân tạo có thể len lỏi vào tất cả các tòa soạn, tham gia vào các công đoạn sản xuất các tác phẩm báo chí. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào mọi khâu sản xuất, phân phối tin tức góp phần giải phóng sức lao động, giúp các phóng viên, biên tập viên tập trung cho những sản phẩm sáng tạo hơn.

Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ số và trước yêu cầu về quyền tiếp cận thông tin của người dân, tôi cho rằng, các cơ quan báo chí địa phương nói riêng và trong cả nước nói chung cần ưu tiên thay đổi tư duy Text-based (tức làm gì cũng chỉ nghĩ đến bài viết trước tiên) sang tư duy Product (ứng dụng các công cụ và nền tảng đa phương tiện).

Các cơ quan báo chí cần phải quan tâm đầu tư cho công nghệ, chính là đầu tư cho tương lai; chú trọng việc phát triển các độc giả trẻ. Bên cạnh nền tảng truyền thống cần coi trọng các nền tảng mới bên cạnh các nền tảng truyền thống.

Ngọc Anh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/ban-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-chuyen-doi-so-bao-chi-10285705.html