Bàn giải pháp phát triển giống cá tra ứng phó biến đổi khí hậu, rào cản thương mại quốc tế

Trong những năm gần đây, cá tra đã trở thành một trong số ít các đối tượng xuất khẩu chiến lược, có tăng trưởng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay mặt hàng này đang gặp phải một số khó khăn thách thức về số lượng và chất lượng cá tra giống, những rào cản thương mại quốc tế…

Ngành hàng cá tra đang gặp phải một số khó khăn thách thức về số lượng và chất lượng cá tra giống, những rào cản thương mại quốc tế…

Ngành hàng cá tra đang gặp phải một số khó khăn thách thức về số lượng và chất lượng cá tra giống, những rào cản thương mại quốc tế…

Trước thực trạng đó, ngày 11/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp phát triển giống cá tra ứng phó biến đổi khí hậu, rào cản thương mại quốc tế”.

Ngành cá tra đối mặt nhiều khó khăn thách thức

Báo cáo tại Hội nghị, ông Trần Công Khôi, Trưởng Phòng giống và thức ăn thủy sản, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Năm 2023 và 9 tháng đầu năm 2024, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn như giá nhiên liệu, giá vật tư, thức ăn tăng. Suy thoái kinh tế khiến nhu cầu tiêu dùng sụt giảm tại nhiều nước xuất khẩu dẫn đến giá bán cá tra nguyên liệu giảm, gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Giá cả một số hàng hóa, vật tư đầu vào phục vụ phát triển thủy sản vẫn còn ở mức cao, chi phí logistic cao gây áp lực đối với hoạt động sản xuất, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ chững lại và quy mô sản xuất bị thu hẹp.

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long, ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa,... vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Ủy ban châu Âu tiếp tục giữ khuyến cáo về sử dụng kích dục tố (HCG) trong sản xuất cá tra giống của Việt Nam; nhiều quốc gia yêu cầu tiêu chuẩn ngày càng khắt khe đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu.

Ông Trần Công Khôi, Trưởng Phòng giống và thức ăn thủy sản, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chia sẻ tại hội nghị.

Ông Trần Công Khôi, Trưởng Phòng giống và thức ăn thủy sản, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chia sẻ tại hội nghị.

Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng và đồng chí Thứ trưởng phụ trách ngành, các địa phương và sự tham gia tích cực của các bên liên quan, kết quả sản xuất, tiêu thụ cá tra năm 2023 vẫn đạt được một số thành tựu. Năm 2023, diện tích thả nuôi cá tra cả nước đạt khoảng 5.700 ha (bằng 98% so với cùng kỳ năm 2022), sản lượng cá tra ước khoảng 1,61 triệu tấn (tương đương với cùng kỳ năm 2022); kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt 1,8 tỷ USD.

9 tháng đầu năm 2024, sản lượng giống cá bột ước đạt 33,6 tỷ con; cá giống ước đạt 3,41 tỷ con. Ước cả năm 2024, sản lượng cá bột thu hoạch đạt 36,1 tỷ con (bằng 139% với cùng kỳ năm 2023); cá giống đạt 4,07 tỷ con (bằng 116% so với cùng kỳ năm 2023). Giá cá tra giống cỡ 30 con/kg trung bình năm 2024 dao động trong khoảng 24.000-33.000 đồng/kg. Ba tháng đầu năm 2024, giá giống cá tra dao động mức từ 34.000-39.000 đồng/kg (cỡ cá giống 30 con/kg tùy từng địa phương). Bắt đầu từ 2 tuần cuối tháng 4/2024, giá cá tra giống giảm dần và duy trì ở mức 24.000-30.000 đồng/kg cho đến hiện nay.

Tuy nhiên, theo ông Khôi để phát triển giống cá tra ứng phó với biến đổi khí hậu, rào cản thương mại quốc tế vẫn còn tồn tại, một số bất cập: Tỉ lệ cá sống trung bình rất thấp ở cả hai giai đoạn ương cá hương và cá giống. Nguyên nhân chính có thể là sự suy giảm chất lượng nguồn nước, biến đổi khí hậu dẫn đến sự thay đổi tiêu cực của các điều kiện sản xuất cơ bản và tình trạng này có dấu hiệu nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, khả năng phòng ngừa dịch bệnh đối với giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống khó thực hiện; trong quá trình vận chuyển cá dễ gây ra tổn thương và dẫn đến suy giảm chất lượng cá giống. Ngoài ra, nguồn lực cho phát triển giống cá tra còn nhiều hạn chế nên việc chủ động trong nghiên cứu, sản xuất gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản phẩm…

Quản lý chặt chẽ các cơ sở giống cá tra bảo đảm chất lượng sản con giống

Theo các chuyên gia dự báo 4 tháng cuối năm 2024 và năm 2025 ngành hàng cá tra có thể vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như xung đột địa chính trị dẫn đến giá vật tư, xăng dầu tiếp tục tăng cao. Biến đổi khí hậu được dự báo khắc nghiệt hơn năm 2024 với nhiệt độ tăng cao dẫn đến hạn hán, xâm nhập mặn. Đây là nguyên nhân gây ra những yếu tố bất lợi cho sản xuất, ương dưỡng giống và nuôi cá tra thương phẩm, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh và gây khó khăn cho sản xuất. Bên cạnh đó, ngành hàng này vẫn phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật ngày càng khó của các thị trường nhập khẩu.

Để khai thác tốt nhất cơ hội, hạn chế rủi ro, vượt qua thách thức, phấn đấu đạt mục tiêu năm 2024, kế hoạch 2025 các đại biểu cho rằng cần tiếp tục duy trì giống cá tra chất lượng cao phục vụ cho diện tích thả dự kiến 5.700 ha, với sản lượng cá tra thương phẩm dự kiến đạt trên 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt trên 2,0 tỷ USD.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, để có con cá tra da trơn hoàn hảo đạt chất lượng sạch bệnh từ ao nuôi đến xuất khẩu, trước nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt các cơ sở sản xuất giống cá tra.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, để có con cá tra da trơn hoàn hảo đạt chất lượng sạch bệnh từ ao nuôi đến xuất khẩu, trước nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt các cơ sở sản xuất giống cá tra.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, để có con cá tra da trơn hoàn hảo đạt chất lượng sạch bệnh từ ao nuôi đến xuất khẩu, trước nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt các cơ sở sản xuất giống cá tra. Các cơ sở sản xuất giống cá tra trên địa bàn nào đủ điều kiện cơ quan cấp giấy chứng nhận, nếu cơ sở nào không đủ điều kiện thì tuyệt đối không cấp giấy phép và có biện pháp xử lý nghiêm.

Vì có con giống tốt sẽ quyết định năng suất và chất lượng. Bên cạnh đó khuyến cáo giảm sử dụng chất cấm và kháng sinh trong ao nuôi mà tăng cường phòng bệnh trên đàn cá tra bằng việc tăng cường tiêm phòng vaccine nhằm giảm dịch bệnh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng một cách bài bản cho các vùng ương nuôi cá giống và cả nuôi thương phẩm. Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện tốt Đề án cá tra 3 cấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đồng bộ, hiệu quả nhằm đáp ứng đủ nhu cầu con giống chất lượng cao ổn định cung-cầu về sản xuất giống, có thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, huy động các thành phần kinh tế tham gia chuỗi. Từ đó, góp phần phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Tại Hội nghị, đại diện Công ty cổ phần Thủy sản Việt Úc (An Giang) cũng chia sẻ kinh nghiệm của đơn vị trong việc giảm bớt thiệt hại về chất lượng cá giống trong quá trình vận chuyển. Cụ thể, đơn vị này đã đầu tư cơ sở vật chất theo hướng công nghệ cao, sử dụng hệ thống nhà màng, nhà lưới, thiết kế bảo đảm sự thay đổi linh hoạt về cấu trúc đã được áp dụng nhằm giảm thiểu mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày về đêm, giữa các mùa trong năm. Nhờ đó, cá bố mẹ đã ít chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ và thành thục tốt hơn, giúp cho việc chủ động sản xuất cá bột quanh năm. Các giai đoạn cá hương, cá giống và cá hậu bị của chương trình chọn giống cũng có sự phát triển và tỉ lệ sống tốt nhờ sự che chắn, bảo vệ của các hệ thống nhà màng, nhà lưới công nghệ cao này.

THANH TRÀ

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/ban-giai-phap-phat-trien-giong-ca-tra-ung-pho-bien-doi-khi-hau-rao-can-thuong-mai-quoc-te-post836242.html