Bản sao Trái Đất quay quanh bản sao Sao Mộc

SPECULOOS-3 có kích thước chỉ nhỉnh hơn Sao Mộc trong hệ Mặt Trời một chút và hầu như không ấm chút nào, theo tiêu chuẩn của một ngôi sao.

Theo Science Alert, tại vùng không gian cách Trái Đất chỉ 55 năm ánh sáng, các nhà khoa học vừa phát hiện một hệ sao có một không hai, với trung tâm là sao lùn siêu lạnh mang tên SPECULOOS-3.

Sao lùn siêu lạnh SPECULOOS-3 (trái) và hành tinh có nhiều đặc tính giống Trái Đất của nó - Ảnh đồ họa: NASA

Sao lùn siêu lạnh SPECULOOS-3 (trái) và hành tinh có nhiều đặc tính giống Trái Đất của nó - Ảnh đồ họa: NASA

SPECULOOS-3 có kích thước chỉ nhỉnh hơn Sao Mộc trong hệ Mặt Trời một chút và hầu như không ấm chút nào, theo tiêu chuẩn của một ngôi sao.

Đường kính của ngôi sao này chỉ bằng 12,3% ngôi sao mẹ của chúng ta, trong khi khối lượng chỉ khoảng 10%.

Bản sao Trái Đất này rất gần với sao mẹ. Vì thế, cho dù SPECULOOS-3 mát và mờ, SPECULOOS-3b vẫn chìm trong bức xạ khắc nghiệt.

Hành tinh này bị tắm trong bức xạ gần gấp 16 lần Trái Đất, điều khiến nó gần như trần trụi, không có bầu khí quyển.

Vì lẽ đó, mặc dù SPECULOOS-3b có kích thước giống Trái Đất và cũng là hành tinh đá, rất khó để nó tồn tại.

Nhưng chính việc xác định được một hành tinh như thế xung quanh sao lùn cực lạnh đã cung cấp thêm nền tảng để các nhà khoa học tối ưu hóa phương pháp sàng lọc các hành tinh có sự sống.

Việc phát hiện ra SPECULOOS-3b cũng cho thấy mạng lưới kính thiên văn có khả năng xử lý nhiệm vụ phía trước một cách đáng ngưỡng mộ.

Điều này hứa hẹn soi vào các sao lùn cực lạnh khác, dạng thế giới mà các nhà khoa học tin rằng có khả năng sở hữu "vùng sự sống" xung quanh.

Chúng ta sẽ cần một hành tinh giống Trái Đất như SPECULOOS-3b, nhưng cách xa hơn một chút, đủ để không bị bức xạ quá khắc nghiệt tấn công và có nhiệt độ bề mặt phù hợp.

Theo Người lao động

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ban-sao-trai-dat-quay-quanh-ban-sao-sao-moc-1995263.html