Bạn trẻ thích thú trải nghiệm kỹ thuật hoa văn sáp ong, nhuộm vải của phụ nữ Mông

Nhằm hưởng hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 2025 với chủ đề 'Tương Lai của Bảo Tàng trong Các Cộng Đồng Thay Đổi Nhanh Chóng', chương trình trải nghiệm 'Giữ màu di sản' được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Tham gia chương trình, du khách được tham quan tham quan triển lãm chuyên đề "Sáp ong - Sắc chàm", tham gia trải nghiệm vẽ hoa văn sáp ong và nhuộm vải dưới sự hướng dẫn của một số nghệ nhân người dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái.

Du khách được trực tiếp tham gia trải nghiệm kỹ thuật tạo hoa văn sáp ong.

Du khách được trực tiếp tham gia trải nghiệm kỹ thuật tạo hoa văn sáp ong.

Chương trình không chỉ đem kỹ thuật tạo hoa văn sáp ong và nhuộm vải từ đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ người Mông đến với công chúng trong và ngoài nước; mà còn đa dạng hóa hoạt động của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, thu hút khách du lịch bằng những trải nghiệm hấp dẫn.

Du khách được hướng dẫn tận tình cách lấy sáp và sử dụng bút vẽ.

Du khách được hướng dẫn tận tình cách lấy sáp và sử dụng bút vẽ.

Chị Lý Thị Ninh, người dân tộc Mông, hướng dẫn về cách làm ra màu nhuộm chàm cho du khách: “Lá chàm được ngâm với nước sạch 3 ngày, rồi vớt bã ra, cho vôi vào khuấy đến khi xuất hiện màu vàng hoặc xanh. Sau đó, thêm tro gỗ, cháo, nước và cồn, ủ tiếp 4–5 ngày đến khi sủi bọt”

Người phụ nữ Mông dùng bút - một loại bút đặc biệt làm từ sừng hoặc xương của động vật, cán bút bằng tre hoặc gỗ, sau đó chấm sáp ong đang nóng chảy để vẽ hoa văn trên vải lanh.

Người phụ nữ Mông dùng bút - một loại bút đặc biệt làm từ sừng hoặc xương của động vật, cán bút bằng tre hoặc gỗ, sau đó chấm sáp ong đang nóng chảy để vẽ hoa văn trên vải lanh.

Chị Lý Thị Ninh bên cạnh một tác phẩm được vẽ hoa văn sáp ong trước khi đi đến công đoạn nhuộm chàm.

Chị Lý Thị Ninh bên cạnh một tác phẩm được vẽ hoa văn sáp ong trước khi đi đến công đoạn nhuộm chàm.

Vải đã vẽ hoa văn được nhúng nhiều lần màu nhuộm, sau đó đem đi phơi, để lộ ra những hoa văn màu trắng trên nền chàm.

Vải đã vẽ hoa văn được nhúng nhiều lần màu nhuộm, sau đó đem đi phơi, để lộ ra những hoa văn màu trắng trên nền chàm.

“Thuốc nhuộm được pha với lượng nước ít hay nhiều tùy vào mong muốn độ đậm hay nhạt. Màu càng nhạt, lượng nước pha với thuốc nhuộm sẽ càng nhiều và mất nhiều thời gian ngâm và phơi hơn, trung bình sẽ từ 4-5 lần ngâm màu nhuộm. Thời gian hoàn thiện một thành phẩm hoàn chỉnh ít nhất là 1 tuần”, chị Lý Thị Ninh chia sẻ.

Công đoạn ngâm vải trong hỗn hợp màu chàm, vắt, phơi lặp đi lặp lại trong vòng một tuần.

Công đoạn ngâm vải trong hỗn hợp màu chàm, vắt, phơi lặp đi lặp lại trong vòng một tuần.

Một số sản phẩm sau khi vẽ sáp ong, nhuộm và dụng cụ vẽ của người Mông.

Một số sản phẩm sau khi vẽ sáp ong, nhuộm và dụng cụ vẽ của người Mông.

Đặc biệt, sự kiện được thực hiện bởi tình nguyện viên phụ trách dự án người Nhật Bản, bạn Yuka Takada, người đã đưa dự án cũng như những hoạt động trong đời sống văn của những người phụ nữ dân tộc Mông đến gần hơn tới du khách nước ngoài.

Bạn Yuka Takada chia sẻ: “Vào năm 2024, khi có cơ hội tham gia học tập tại Việt Nam và được trải nghiệm trực tiếp cuộc sống sinh hoạt của người Mông tại Mù Cang Chải, cách họ nhuộm vải từng bộ trang phục tỉ mỉ, mình rất thích và mong muốn nhiều bạn bè nước ngoài như mình có thể hiểu hơn về văn hóa các dân tộc thiểu số của Việt Nam”.

Yuka Takada - tình nguyện viên phụ trách chương trình.

Yuka Takada - tình nguyện viên phụ trách chương trình.

Yuka cũng chia sẻ rằng, mỗi hoa văn được tái hiện trong bộ trang phục của phụ nữ người Mông đều có ý nghĩa khác nhau. Yuka mong muốn những du khách nước ngoài tại Hà Nội có thể được trải nghiệm trực tiếp quá trình vẽ và tạo màu những hoa văn đó.

“Khi mình ngỏ lời muốn tổ chức sự kiện trải nghiệm này, mình đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ những người bạn nước ngoài và cả những người phụ nữ dân tộc Mông. Một phần là mình muốn giữ gìn nghề nhuộm chàm đặc trưng và cũng muốn họ có thêm thu nhập cho cuộc sống”, Yuka Takada bày tỏ.

Hoạt động “Giữ màu di sản” mong muốn lan tỏa tình yêu với các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời nổi bật vai trò của người phụ nữ trong việc gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, cơ hội phát triển sinh kế từ việc giữ nghề.

Bạn Trần Thị Giang, du khách tham gia trải nghiệm chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình được tận tay vẽ hoa văn bằng sáp ong và tận mắt thấy quá trình người Mông nhuộm chàm. Với những bạn trẻ chưa có điều kiện trải nghiệm thì đây là cơ hội tốt để có thể tìm hiểu, trải nghiệm một phần cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số”.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã cho thấy vai trò là không gian văn hóa sống, nơi lấy cộng đồng là trung tâm và di sản được tái hiện qua các trải nghiệm tương tác, gần gũi.

Một số hình ảnh trong buổi trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Ánh Dương - Hiếu Nguyễn

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/ban-tre-thich-thu-trai-nghiem-ky-thuat-hoa-van-sap-ong-nhuom-vai-cua-phu-nu-mong-post1743693.tpo