Bàn về 'sự mặc' của nhà báo

Ăn và mặc là vấn đề tự cổ chí kim đã tốn rất nhiều giấy mực của nhiều người. Kinh tế phát triển, cái sự ăn có phần bị coi nhẹ, cái sự mặc lên ngôi. Với nhà báo cái sự mặc đặc biệt quan trọng bởi nó quyết định một phần sự thành bại của mỗi bài báo, cách đánh giá của xã hội về người làm báo.

Phóng viên khi tác nghiệp tại cơ sở thường chọn những bộ trang phục lịch sự, tiện dụng. Ảnh: Hà Phương

Đối với ngươìViệt thì cái sự ăn đã quan trọng nhưng có lẽ cái sự mặc còn quan trọng hơn, vìthế người xưa mới có câu “hơn nhau tấm áo manh quần, chứ để mình trần ai cũngnhư ai”. Tôi có một anh bạn làm doanh nghiệp, có lần anh phàn nàn với tôi: “Vưàtiếp một nhà báo mà ăn mặc trông như đi bán bia”. Tôi xin lỗi những người phụcvụ quán bia nhưng hình như trong mắt anh bạn tôi dân phục vụ quán bia là ăn mặcphải thoáng mát…Việc mặc thoáng mát ở quán bia thì không sao nhưng đi làm việcmà giống ở quán bia thì không ổn. Với nhà báo thì càng không nên và không đượcphép tái phạm.

Mặc đối với ngươìbình thường đã quan trọng nhưng với nhà báo còn quan trọng hơn. Quan trọng bơỉnhà báo đứng ở đầu cầu thông tin là cầu nối giao tiếp giữa thông tin và côngchúng, mà thông tin thì phải có nguồn phát, phải có chứng kiến từ con người bơỉvậy giao tiếp trong lao động báo chí là lao động sống, giao tiếp giữa con ngươìvà con người để thu thập, xử lý thông tin. Trong quá trình ấy, giao tiếp là hạtnhân tổng hòa các yếu tố của thông tin.

Nếu những ai đãhọc báo chí chính quy đều được học môn quan hệ công chúng, tâm lý báo chí trongđó có một phần kiến thức cực kỳ quan trọng đó là hình thức, trọng tâm là việcmặc. Vậy vì sao chuyện mặc lại quan trọng với nhà báo như thế? Xin thưa ngươìViệt cũng đã từng có câu “quen sợ dạ, lạ sợ quần áo”. Chuyện sợ ở đây là nể docách ăn mặc. Có cách ăn mặc đã toát lên thần thái văn hóa khiến người tiếp xúcban đầu tin cậy hòa đồng, nhưng cũng có cách ăn mặc khiến người ta coi thường,không muốn tiếp xúc hay làm việc. Với báo chí, là nghề năng động vì vậy khôngcòn cách nào khác mặc cũng phải năng động. Nhà báo là người tiếp xúc với rấtnhiều đối tượng, mỗi đối tượng đều có cách hưởng thụ văn hóa khác nhau, ăn mặclàm sao cho hòa đồng là một việc cực kỳ khó. Chẳng hạn khi xuống ruộng với nôngdân mà nhà báo diện com lê, đi giầy đen bóng lộn hoặc phóng viên nữ là mặc quầntrắng, giày cao gót chắc sẽ rất khó tác nghiệp mà mất đi vẻ hòa đồng. Ngược lạikhi dự những buổi tiếp khách, lễ tân quan trọng mà nhà báo lại tuềnh toàng,diêm dúa thì sẽ rất phản cảm, không chừng mất tự tin để ảnh hưởng đến côngviệc. Bên cạnh đó, môi trường tác nghiệp của nhà báo cũng thay đổi thường xuyêncó khi là đường phố đông đúc, có khi lại là công trường, có lúc là rừng rậmsuối sâu…Vì thế lựa chọn cho mình cách ăn mặc thế nào cho năng động là điều vôcùng quan trọng.

Thông thường ítnhà báo có thể đi đâu thì chọn cho mình quần áo ấy vì rất có thể những việcphát sinh mà nhà báo không thể tính đến được. Và nếu tính được thì cũng chỉ chokhả năng tương đối để thích nghi. Cách năng động nhất là chọn cho mình mộtphong cách ăn mặc phù hợp tương đối với mọi hoàn cảnh. Tôi có anh bạn Đại học,phóng viên báo Hànôịmới có phong cách ăn mặc khá hay. Cách của anh là chọn chomình món đồ đi các cuộc họp sang trọng cũng được mà kể cả xuống nông dân cũngđược, từ ngày học cùng nhau cho đến tận giờ gặp lại vẫn một phong cách quầnjran và áo trắng không hề thay đổi mà vẫn sang trọng, gần gũi. Có lẽ thế mà anhtiếp xúc với ai cũng mang lại hiệu quả rất cao, và anh cũng được xếp là một câyphóng sự có tiếng của bản báo. Ngược lại cũng có lúc tôi đã thấy ái ngại vìnhững phóng viên trẻ ăn mặc không phù hợp với điều kiện tác nghiệp ở những cuộchọp quan trọng. Ăn mặc cũng chính là văn hóa, ăn mặc thể hiện sự tôn trọng bảnthân cũng là tôn trọng người khác.

Nhà báo rất cầnchú ý đến khâu ăn mặc, xuất hiện trước công chúng, trước đối tượng giao tiếp vàtrong môi trường làm việc cụ thể nói rộng hơn là phải thích nghi với mọi hoàncảnh “đi với bụt mặc áo cà sa…”. Nhưng muốn có kiến thức về mặc thì phải học,phải rèn, phải thẩm thấu kiến thức văn hóa chứ không còn cách nào khác, điêùđấy cũng là một phần quyết định sự thành bại của mỗi bài báo.

Nguyễn Khánh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/ban-ve-sy-mac-cua-nha-bao-20190614083240691p3c23.htm