Điều đặc biệt là bánh chưng Tranh Khúc phải được luộc bằng nguồn nước giếng của làng. Chỉ cần luộc sang nguồn nước khác, bánh đã mất đi phần nào hương vị.
Bà Nguyễn Thị Oanh, 60 tuổi, làng Tranh Khúc cho biết: Bánh chưng khi được gói xong đem luộc từ 10-12 tiếng, sau đó ép để nguội và ép chân không gửi cho khách đặt, như vậy bánh dền và để được lâu hơn
Hiện làng Tranh Khúc có 140 hộ dân làm bánh chưng và trung bình mỗi năm các hộ sản xuất được khoảng 10.000 chiếc bánh chưng. Khoảng 70% số bánh chưng này phục vụ khách hàng tại Hà Nội, còn lại là phục vụ khách hàng của các tỉnh, thành phố khác và xuất khẩu.
Chiếc bánh cỡ vừa có giá từ 30.000 - 40.000 đồng, bánh to hơn thì khoảng 50.000 - 70.000, có loại lên đến 100.000 - 120.000 đồng tùy theo khối lượng khách đặt.
Điểm khác biệt của bánh chưng làng Tranh Khúc so với những nơi khác là nghệ nhân sẽ gói bánh bằng tay nhưng rất chắc chắn, vuông vắn, sắc cạnh và đều tăm tắp. Vì vậy, dù luộc bánh 9-10 tiếng nhưng vớt ra không bị nhão.
Phương thức làm bánh chưng ở Tranh Khúc cũng kỳ công hơn so với vùng miền khác. Bánh chưng thông thường được gói bằng đỗ sống nhưng ở Tranh Khúc, đỗ sau khi tách vỏ sẽ được trộn muối và hấp trong vòng nửa tiếng cho đến khi bở, rền. Khi đồ, người dân sẽ cho một ít gạo nếp vào đồ cùng để dẻo và ngon hơn.
Bánh được hút chân không trước khi đưa ra thị trường