Bánh đa làng Đắc Châu - lưu giữ vị quê, tình quê

Làng Đắc Châu (làng Chòm, xã Tân Châu, Thiệu Hóa) là ngôi làng thuần nông nằm bên dòng sông Chu. Nơi đây nổi tiếng với nghề truyền thống làm bánh đa đã tiếp nối và trao truyền qua hàng trăm năm lịch sử. Sản vật quê hương bình dị, mộc mạc ấy không chỉ nổi tiếng bởi thơm ngon mà đó còn là thức quà lưu giữ hồn quê, gắn với tuổi thơ của biết bao người.

Về làng Đắc Châu (xã Tân Châu, Thiệu Hóa), ở hầu khắp các đường làng, ngõ xóm, sân nhà hay trên triền đê đều được tận dụng làm nơi dựng các tấm liếp tre, nứa phơi bánh đa.

Về làng Đắc Châu (xã Tân Châu, Thiệu Hóa), ở hầu khắp các đường làng, ngõ xóm, sân nhà hay trên triền đê đều được tận dụng làm nơi dựng các tấm liếp tre, nứa phơi bánh đa.

Bất kì nơi nào cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ngồi tráng bánh, quạt bánh đa...

Bất kì nơi nào cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ngồi tráng bánh, quạt bánh đa...

...hay những người đàn ông trầm mình dưới nắng xếp các tấm liếp tre, nứa phơi bánh.

...hay những người đàn ông trầm mình dưới nắng xếp các tấm liếp tre, nứa phơi bánh.

Bánh đa làng Đắc Châu được làm từ những nguyên liệu rất quen thuộc như: bột gạo, vừng... Các nguyên liệu được lựa chọn kĩ càng để đảm bảo chất lượng, hương vị của bánh. Bánh được làm hoàn toàn theo phương thức thủ công truyền thống. Các công đoạn làm bánh không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, tính nhẫn nại, tỉ mỉ, chịu khó. Do đó, việc tráng bánh và quạt bánh thường do phụ nữ làm.

Bánh đa làng Đắc Châu được làm từ những nguyên liệu rất quen thuộc như: bột gạo, vừng... Các nguyên liệu được lựa chọn kĩ càng để đảm bảo chất lượng, hương vị của bánh. Bánh được làm hoàn toàn theo phương thức thủ công truyền thống. Các công đoạn làm bánh không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, tính nhẫn nại, tỉ mỉ, chịu khó. Do đó, việc tráng bánh và quạt bánh thường do phụ nữ làm.

Người tráng bánh kết hợp nhuần nhuyễn đôi tay, các động tác thuần thục để dàn đều bột và tròn bánh.

Người tráng bánh kết hợp nhuần nhuyễn đôi tay, các động tác thuần thục để dàn đều bột và tròn bánh.

Quạt/nướng chín bánh là công đoạn cuối cùng để cho ra thành phẩm, quyết định phần lớn độ thơm ngon của chiếc bánh. Bánh đa làng Đắc Châu được nướng trên bếp than hoa nên giữ được độ thơm, giòn đượm.

Quạt/nướng chín bánh là công đoạn cuối cùng để cho ra thành phẩm, quyết định phần lớn độ thơm ngon của chiếc bánh. Bánh đa làng Đắc Châu được nướng trên bếp than hoa nên giữ được độ thơm, giòn đượm.

Nướng bánh chín đều, xốp nở, dậy mùi thơm là cả một nghệ thuật. Người nướng bánh vừa phải có kinh nghiệm để “canh”, “giữ” lửa đều vừa phải đảo tay lật bánh liên tục.

Nướng bánh chín đều, xốp nở, dậy mùi thơm là cả một nghệ thuật. Người nướng bánh vừa phải có kinh nghiệm để “canh”, “giữ” lửa đều vừa phải đảo tay lật bánh liên tục.

Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề, làng nghề truyền thống bị mai một, thất truyền thì nghề làm bánh đa làng Đắc Châu vẫn đứng vững, tạo nên giá trị kinh tế hiệu quả. Đây là động lực để người dân không ngừng nỗ lực, quyết tâm nuôi dưỡng, phát triển nghề hơn nữa, để hương vị bánh đa làng Đắc Châu còn lưu giữ mãi được vị quê, tình quê.

Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề, làng nghề truyền thống bị mai một, thất truyền thì nghề làm bánh đa làng Đắc Châu vẫn đứng vững, tạo nên giá trị kinh tế hiệu quả. Đây là động lực để người dân không ngừng nỗ lực, quyết tâm nuôi dưỡng, phát triển nghề hơn nữa, để hương vị bánh đa làng Đắc Châu còn lưu giữ mãi được vị quê, tình quê.

Hoàng Linh

Nguồn Thanh Hóa: https://vhds.baothanhhoa.vn/banh-da-lang-dac-chau-luu-giu-vi-que-tinh-que-nbsp-32479.htm