Báo động: Ghi nhận bệnh nhi 10 tuổi đã vỡ dị dạng động mạch não

Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận bệnh nhi 10 tuổi chuyển đến từ Bệnh viện tỉnh Phú Thọ vì chảy máu nội sọ do dị dạng động tĩnh mạch bị vỡ. Đây là bệnh nhân trẻ tuổi nhất mà Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận từ khi thành lập cho đến nay.

Ảnh minh họa: Internet

Ngày 10/7, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, nhờ sự phối hợp hiệu quả của Trung tâm Đột quỵ và Khoa Phẫu thuật Thần kinh & Sọ não, một bệnh nhi 10 tuổi bị chảy máu nội sọ do vỡ dị dạng động tĩnh mạch đã được cứu sống thần kỳ.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trung tâm Đột Quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trưa ngày 8/7, Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận bệnh nhi 10 tuổi chuyển đến từ Bệnh viện tỉnh Phú Thọ vì chảy máu nội sọ do dị dạng động tĩnh mạch bị vỡ. Đây là bệnh nhân trẻ tuổi nhất mà Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận từ khi thành lập cho đến nay. Lúc nhập viện, tình trạng cháu bé rất xấu: hôn mê sâu, Glasgow 6 điểm, thở máy, tổn thương não rất khó xử trí. Thật khẩn trương, toàn bộ ekip Trung tâm Đột quỵ và Khoa Phẫu thuật thần kinh hội chẩn nhanh chóng đưa ra phương án, chiến lược phẫu thuật cho cháu bé. Sau phẫu thuật chưa lâu, cháu đã tỉnh lại, giao tiếp tốt. Hiện cháu đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại Khoa Phẫu thuật thần kinh & Sọ não.

Trước đó, Trung tâm Đột quỵ cũng tiếp nhận 1 bệnh nhân nam 36 tuổi với chẩn đoán chảy máu nội sọ rất phức tạp trên CT sọ não, tình trạng lâm sàng rất nặng, hôn mê sâu Glasgow 5 điểm, thở máy, nguy cơ tử vong cực cao. Dựa vào hình ảnh học, các bác sĩ nghi ngờ chảy máu não do dị dạng động tĩnh mạch bị vỡ. Bệnh nhân nhanh chóng được chụp phim CTA và kết quả đúng như dự đoán. Chỉ trong chưa đầy 2 giờ đồng hồ từ lúc tới Bạch Mai, Trung tâm Đột quỵ phối hợp với Khoa Phẫu thuật thần kinh & Sọ não đã xử trí phẫu thuật lấy khối máu tụ và khối dị dạng động tĩnh mạch. Đến ngày thứ 2, bệnh nhân tiến triển tốt, tình trạng tỉnh táo, có thể giao tiếp và tự thở khí phòng.

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai: Dị dạng động tĩnh mạch (AVM) là có sự nối thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch, thường do bẩm sinh. Đây là một bệnh lý rất khó xử trí, một thách thức lớn đối với bác sĩ đột quỵ, bác sĩ phẫu thuật thần kinh và bác sĩ can thiệp điện quang trên toàn thế giới. Trong một tháng qua Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận rất nhiều ca chảy máu nội so do AVM vỡ. Với lợi thế của một bệnh viện đa khoa tuyến cuối và sự phối hợp hiệu quả của các chuyên khoa khác trong Bệnh viện, nhiều bệnh nhân nặng đã được cứu sống thần kỳ, được trở về đoàn tụ cùng gia đình. Đây không chỉ là niềm vui cho bệnh nhân và gia đình, mà cho cả thầy thuốc chúng tôi - những bác sĩ chuyên nghành đột quỵ vẫn đang miệt mài, hăng say chiến đấu với bệnh tật, những căn bệnh đột quỵ não khó.

Mặc dù mới được thành lập nhưng Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đã đạt được mục tiêu xếp thứ hạng DIAMOND ngay trong quý đầu tiên đi vào hoạt động. Trung tâm rất vui khi nhận được tin mừng tiếp, Quý 1 năm 2021, Trung tâm tiếp tục đạt được mục tiêu cao nhất: "DIAMOND STATUS". Đây không chỉ là niềm vui, thành quả của riêng Trung tâm Đột quỵ Bạch Mai, mà đó là của tập thể, của sự phối hợp đa chuyên khoa trong Bệnh viện Bạch Mai: Trung tâm Điện quang, Trung tâm Phục hồi chức năng, Khoa Phẫu thuật thần kinh.

thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, nhờ sự phối hợp hiệu quả của Trung tâm Đột quỵ và Khoa Phẫu thuật Thần kinh & Sọ não, một bệnh nhi 10 tuổi bị chảy máu nội sọ do vỡ dị dạng động tĩnh mạch đã được cứu sống thần kỳ.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trung tâm Đột Quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trưa ngày 8/7, Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận bệnh nhi 10 tuổi chuyển đến từ Bệnh viện tỉnh Phú Thọ vì chảy máu nội sọ do dị dạng động tĩnh mạch bị vỡ. Đây là bệnh nhân trẻ tuổi nhất mà Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận từ khi thành lập cho đến nay. Lúc nhập viện, tình trạng cháu bé rất xấu: hôn mê sâu, Glasgow 6 điểm, thở máy, tổn thương não rất khó xử trí. Thật khẩn trương, toàn bộ ekip Trung tâm Đột quỵ và Khoa Phẫu thuật thần kinh hội chẩn nhanh chóng đưa ra phương án, chiến lược phẫu thuật cho cháu bé. Sau phẫu thuật chưa lâu, cháu đã tỉnh lại, giao tiếp tốt. Hiện cháu đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại Khoa Phẫu thuật thần kinh & Sọ não.

Trước đó, Trung tâm Đột quỵ cũng tiếp nhận 1 bệnh nhân nam 36 tuổi với chẩn đoán chảy máu nội sọ rất phức tạp trên CT sọ não, tình trạng lâm sàng rất nặng, hôn mê sâu Glasgow 5 điểm, thở máy, nguy cơ tử vong cực cao. Dựa vào hình ảnh học, các bác sĩ nghi ngờ chảy máu não do dị dạng động tĩnh mạch bị vỡ. Bệnh nhân nhanh chóng được chụp phim CTA và kết quả đúng như dự đoán. Chỉ trong chưa đầy 2 giờ đồng hồ từ lúc tới Bạch Mai, Trung tâm Đột quỵ phối hợp với Khoa Phẫu thuật thần kinh & Sọ não đã xử trí phẫu thuật lấy khối máu tụ và khối dị dạng động tĩnh mạch. Đến ngày thứ 2, bệnh nhân tiến triển tốt, tình trạng tỉnh táo, có thể giao tiếp và tự thở khí phòng.

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai: Dị dạng động tĩnh mạch (AVM) là có sự nối thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch, thường do bẩm sinh. Đây là một bệnh lý rất khó xử trí, một thách thức lớn đối với bác sĩ đột quỵ, bác sĩ phẫu thuật thần kinh và bác sĩ can thiệp điện quang trên toàn thế giới.

Mai Thanh - BV Bạch Mai

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/bao-dong-ghi-nhan-benh-nhi-10-tuoi-da-vo-di-dang-dong-mach-nao-post1353991.tpo