Bảo hiểm cho người nghèo

Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ ba có bổ sung quy định rất quan trọng về bảo hiểm vi mô. Đây là loại hình bảo hiểm dành riêng cho nhóm đối tượng có thu nhập thấp.

Công nhân thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khi không may gặp rủi ro, tai nạn. Ảnh: HỒ Ý

Công nhân thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khi không may gặp rủi ro, tai nạn. Ảnh: HỒ Ý

Khi có hành lang pháp lý đầy đủ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có điều kiện để thúc đẩy phát triển loại hình bảo hiểm này, qua đó góp phần làm giảm những tác động tiêu cực từ rủi ro tới nhóm gia đình có thu nhập thấp...

Thiếu hành lang pháp lý cho sản phẩm bảo hiểm đặc thù

Có thể thấy, người thu nhập thấp, công nhân lao động là nhóm đối tượng yếu thế, cuộc sống của họ và gia đình rất dễ bị tổn thương nếu không may lao động chính gặp rủi ro, nhất là tai nạn hoặc bệnh tật. Vì thế, Bộ Tài chính đã phê chuẩn cho 3 doanh nghiệp bảo hiểm thí điểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô cho nhóm đối tượng từ 18 đến 55 tuổi, có thu nhập thấp, không ổn định ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp...

Tuy nhiên, do thiếu hành lang pháp lý cho bảo hiểm vi mô nên mặc dù là gói bảo hiểm dành cho nhóm đối tượng có thu nhập thấp, nhưng các doanh nghiệp vẫn phải triển khai mọi công việc như với các gói bảo hiểm thương mại thông thường khác, nhất là các yêu cầu về tài chính. Cũng vì thiếu hành lang pháp lý, nên việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức, tạo sự tin tưởng, qua đó nâng cao tỷ lệ người dân quan tâm và tham gia bảo hiểm vi mô gặp rất nhiều khó khăn.

Vì thế, doanh nghiệp rất khó phát triển dòng sản phẩm bảo hiểm đặc biệt này. Sau 10 năm "vật lộn", 2/3 doanh nghiệp thí điểm đã dừng triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô. Chỉ còn duy nhất Manulife tiếp tục triển khai gói bảo hiểm vi mô cho hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ 20 đến 55 tuổi. Doanh nghiệp này đã mở rộng triển khai gói bảo hiểm vi mô từ 2 lên 19 tỉnh, thành phố sau 11 năm bắt đầu dòng sản phẩm này.

Tuy nhiên, doanh thu phí bảo hiểm cũng rất èo uột, chưa đầy 2 tỷ đồng. Mức doanh thu phí bảo hiểm như vậy là quá thấp, nếu so với doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng ở các dòng sản phẩm bảo hiểm khác của doanh nghiệp. Vì thế, chỉ những doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm xã hội rất cao mới đủ kiên trì để theo đuổi.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nếu bảo hiểm vi mô được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển dòng sản phẩm hướng tới bảo vệ người có thu nhập thấp.

Kinh nghiệm từ Philippines cho thấy, sau khi quy định về bảo hiểm vi mô được đưa vào luật bảo hiểm năm 2018, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm vi mô đã tăng từ 20% năm 2017 lên 46% năm 2020.

Không nên quy định mức tiền chi trả bảo hiểm tối đa

Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ hai và thông qua tại Kỳ họp thứ ba đã có sự bổ sung quy định về bảo hiểm vi mô. Theo dự thảo luật mới nhất được trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, bảo hiểm vi mô là bảo hiểm hướng tới các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của họ trước những rủi ro có thể xảy ra.

Dự thảo luật dành riêng chương V để quy định về loại bảo hiểm đặc thù này. Theo Điều 142 dự thảo luật, sản phẩm bảo hiểm vi mô có các đặc điểm cơ bản là được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu, có thủ tục thẩm định đơn giản hoặc không cần thẩm định bảo hiểm; chỉ bao gồm các quyền lợi nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ cơ bản về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tham gia bảo hiểm với thời hạn bảo hiểm không quá 5 năm; số tiền bảo hiểm trên từng hợp đồng không vượt quá 5 lần thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của chuẩn cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm; phí bảo hiểm hằng năm cho từng người được bảo hiểm của một hợp đồng không vượt quá 6% thu nhập bình quân đầu người hằng năm của chuẩn cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.

Các đại biểu Quốc hội và nhiều chuyên gia cho rằng đây là sự bổ sung cần thiết để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dòng sản phẩm bảo hiểm mang tính nhân văn rất cao này.

Góp ý vào dự thảo luật, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lê Văn Khảm (nguyên Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế) đề nghị không nên quy định cụ thể về trần số tiền bảo hiểm trong luật, vì nó liên quan đến sự cân đối giữa mức phí mua bảo hiểm và mức độ rủi ro của sự kiện bảo hiểm.

Ý kiến của đại biểu Lê Văn Khảm rất đáng lưu ý, bởi đây là dòng sản phẩm được phát triển để bảo đảm cuộc sống của nhóm đối tượng thu nhập thấp và gia đình họ bị tác động ít nhất khi gặp rủi ro.

Do vậy, nếu doanh nghiệp bảo hiểm có thể cân đối giữa mức phí mua bảo hiểm và mức độ rủi ro của sự kiện bảo hiểm để cung cấp hợp đồng có mức chi trả bảo hiểm cao hơn 5 lần thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của chuẩn cận nghèo ở khu vực thành thị, mà luật lại khống chế mức trần như vậy sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người được bảo hiểm, trong trường hợp này là nhóm đối tượng cần được bảo vệ cao nhất về lợi ích.

Hy vọng, dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sẽ được Quốc hội bấm nút thông qua tại Kỳ họp thứ ba này với những quy định cần thiết về bảo hiểm vi mô, để doanh nghiệp sớm đạt độ bao phủ cao hơn ở dòng bảo hiểm bảo vệ người nghèo. Khi độ bao phủ của loại hình bảo hiểm này trong xã hội càng rộng thì những mảnh đời bất hạnh như anh Bùi Văn Đại sẽ ngày càng ít hơn, nhiều gia đình sẽ có cơ hội thoát khỏi cảnh khánh kiệt nếu không may gặp rủi ro...

QĐND

Bảo hiểm cho người nghèo

Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ ba có bổ sung quy định rất quan trọng về bảo hiểm vi mô. Đây là loại hình bảo hiểm dành riêng cho nhóm đối tượng có thu nhập thấp.

Khi có hành lang pháp lý đầy đủ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có điều kiện để thúc đẩy phát triển loại hình bảo hiểm này, qua đó góp phần làm giảm những tác động tiêu cực từ rủi ro tới nhóm gia đình có thu nhập thấp...

Thiếu hành lang pháp lý cho sản phẩm bảo hiểm đặc thù

Có thể thấy, người thu nhập thấp, công nhân lao động là nhóm đối tượng yếu thế, cuộc sống của họ và gia đình rất dễ bị tổn thương nếu không may lao động chính gặp rủi ro, nhất là tai nạn hoặc bệnh tật. Vì thế, Bộ Tài chính đã phê chuẩn cho 3 doanh nghiệp bảo hiểm thí điểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô cho nhóm đối tượng từ 18 đến 55 tuổi, có thu nhập thấp, không ổn định ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp...

Tuy nhiên, do thiếu hành lang pháp lý cho bảo hiểm vi mô nên mặc dù là gói bảo hiểm dành cho nhóm đối tượng có thu nhập thấp, nhưng các doanh nghiệp vẫn phải triển khai mọi công việc như với các gói bảo hiểm thương mại thông thường khác, nhất là các yêu cầu về tài chính. Cũng vì thiếu hành lang pháp lý, nên việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức, tạo sự tin tưởng, qua đó nâng cao tỷ lệ người dân quan tâm và tham gia bảo hiểm vi mô gặp rất nhiều khó khăn.

Vì thế, doanh nghiệp rất khó phát triển dòng sản phẩm bảo hiểm đặc biệt này. Sau 10 năm "vật lộn", 2/3 doanh nghiệp thí điểm đã dừng triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô. Chỉ còn duy nhất Manulife tiếp tục triển khai gói bảo hiểm vi mô cho hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ 20 đến 55 tuổi. Doanh nghiệp này đã mở rộng triển khai gói bảo hiểm vi mô từ 2 lên 19 tỉnh, thành phố sau 11 năm bắt đầu dòng sản phẩm này.

Tuy nhiên, doanh thu phí bảo hiểm cũng rất èo uột, chưa đầy 2 tỷ đồng. Mức doanh thu phí bảo hiểm như vậy là quá thấp, nếu so với doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng ở các dòng sản phẩm bảo hiểm khác của doanh nghiệp. Vì thế, chỉ những doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm xã hội rất cao mới đủ kiên trì để theo đuổi.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nếu bảo hiểm vi mô được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển dòng sản phẩm hướng tới bảo vệ người có thu nhập thấp.

Kinh nghiệm từ Philippines cho thấy, sau khi quy định về bảo hiểm vi mô được đưa vào luật bảo hiểm năm 2018, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm vi mô đã tăng từ 20% năm 2017 lên 46% năm 2020.

Không nên quy định mức tiền chi trả bảo hiểm tối đa

Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ hai và thông qua tại Kỳ họp thứ ba đã có sự bổ sung quy định về bảo hiểm vi mô. Theo dự thảo luật mới nhất được trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, bảo hiểm vi mô là bảo hiểm hướng tới các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của họ trước những rủi ro có thể xảy ra.

Dự thảo luật dành riêng chương V để quy định về loại bảo hiểm đặc thù này. Theo Điều 142 dự thảo luật, sản phẩm bảo hiểm vi mô có các đặc điểm cơ bản là được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu, có thủ tục thẩm định đơn giản hoặc không cần thẩm định bảo hiểm; chỉ bao gồm các quyền lợi nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ cơ bản về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tham gia bảo hiểm với thời hạn bảo hiểm không quá 5 năm; số tiền bảo hiểm trên từng hợp đồng không vượt quá 5 lần thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của chuẩn cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm; phí bảo hiểm hằng năm cho từng người được bảo hiểm của một hợp đồng không vượt quá 6% thu nhập bình quân đầu người hằng năm của chuẩn cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.

Các đại biểu Quốc hội và nhiều chuyên gia cho rằng đây là sự bổ sung cần thiết để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dòng sản phẩm bảo hiểm mang tính nhân văn rất cao này.

Góp ý vào dự thảo luật, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lê Văn Khảm (nguyên Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế) đề nghị không nên quy định cụ thể về trần số tiền bảo hiểm trong luật, vì nó liên quan đến sự cân đối giữa mức phí mua bảo hiểm và mức độ rủi ro của sự kiện bảo hiểm.

Ý kiến của đại biểu Lê Văn Khảm rất đáng lưu ý, bởi đây là dòng sản phẩm được phát triển để bảo đảm cuộc sống của nhóm đối tượng thu nhập thấp và gia đình họ bị tác động ít nhất khi gặp rủi ro.

Do vậy, nếu doanh nghiệp bảo hiểm có thể cân đối giữa mức phí mua bảo hiểm và mức độ rủi ro của sự kiện bảo hiểm để cung cấp hợp đồng có mức chi trả bảo hiểm cao hơn 5 lần thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của chuẩn cận nghèo ở khu vực thành thị, mà luật lại khống chế mức trần như vậy sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người được bảo hiểm, trong trường hợp này là nhóm đối tượng cần được bảo vệ cao nhất về lợi ích.

Hy vọng, dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sẽ được Quốc hội bấm nút thông qua tại Kỳ họp thứ ba này với những quy định cần thiết về bảo hiểm vi mô, để doanh nghiệp sớm đạt độ bao phủ cao hơn ở dòng bảo hiểm bảo vệ người nghèo. Khi độ bao phủ của loại hình bảo hiểm này trong xã hội càng rộng thì những mảnh đời bất hạnh như anh Bùi Văn Đại sẽ ngày càng ít hơn, nhiều gia đình sẽ có cơ hội thoát khỏi cảnh khánh kiệt nếu không may gặp rủi ro...

QĐND

Nguồn Ninh Bình: https://baoninhbinh.org.vn/bao-hiem-cho-nguoi-ngheo/d202204040944188.htm