Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.
Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đánh giá cao phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Theo các ĐBQH, Bộ trưởng đã trả lời 'đúng và trúng', đáp ứng được sự kỳ vọng, quan tâm của đông đảo cử tri, nhân dân cả nước.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực y tế tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, những vấn đề nóng của ngành y tế đã được đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đánh giá cao tư lệnh ngành y tế đã giải đáp đúng, trúng những vấn đề đại biểu nêu.
Đánh giá về phần trả lời chất vấn lĩnh vực y tế, các đại biểu đều cho rằng phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Đào Hồng Lan rõ ràng, cụ thể, nội dung sát với câu hỏi của đại biểu.
Chiều 11/11, trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, đại biểu Quốc hội đã thể hiện sự quan tâm tới nhiều vấn đề 'nóng' của ngành y tế hiện nay, trong đó có việc quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Sáng 6/11, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ Đinh Thị Phương Lan đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ tại Việt Nam Jigjee Sereejav.
Chiều 26.10, thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ), các đại biểu đề nghị xem xét phát huy tiềm lực thế hệ trẻ, có chính sách việc làm cho người cao tuổi.
Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Tâm giữ chức Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 18/10/204 phân công Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền.
Theo quyết định của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh Lao.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 17/10/2024 về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh Lao.
Chiều 30/8, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Cần bổ sung quy định về quản lý hóa chất, đảm bảo sức khỏe con người và môi trường là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến.
Chiều 30/8, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy điều hành Phiên họp.
Dự án Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi) được Bộ VHTTDL thừa ủy quyền của Chính phủ trình lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đây là dự Luật nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đại biểu Quốc hội cũng như mọi người dân.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện nay bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số những người chưa tham gia. Theo thống kê, số người tham gia BHYT hộ gia đình hiện nay mới ước đạt khoảng 60% tổng số người thuộc diện tham gia. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội trong quá trình thực hiện lộ trình mở rộng độ bao phủ toàn dân.
Ngày 3-7, các đại biểu Quốc hội tỉnh gồm ông Trần Công Phàn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam; bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương đã có buổi tiếp xúc cử tri phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
Dù chưa thực hiện được các bảng lương và phụ cấp mới của khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, song giải pháp về tiền lương từ ngày 1/7 năm nay được nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ.
Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay đang tồn tại nhiều loại quỹ ngoài công lập song chưa thực sự phát huy hiệu quả. Do đó, việc đề xuất thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa cần được đánh giá, làm rõ về sự cần thiết, tính khả thi. Đồng thời, có cơ chế đặc thù để quản lý tài chính về thu - chi nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản...
Việc điều chỉnh lương cơ sở tăng 30%, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói đây là lần tăng cao nhất từ khi thực hiện cải cách tiền lương và Chính phủ sẽ nỗ lực đảm bảo đủ nguồn để thực hiện việc này.
Sáng 26.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Các đại biểu đề nghị, thể chế hóa đầy đủ hơn chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp văn hóa, chuyển đổi số, hợp tác công tư về phát triển văn hóa.
Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể. Các ý kiến đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét quy định cụ thể các tiêu chí, tiêu chuẩn được hỗ trợ các chính sách đãi ngộ của Nhà nước cũng như quy định cụ thể về nhiệm vụ và cơ chế bảo đảm cho hoạt động của nghệ nhân.
Tại Kỳ họp thứ 7, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, trong đó bổ sung một số quy định nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược. Cơ bản đồng tình với chính sách Chính phủ trình, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, cần khai thác thế mạnh và tiềm năng của ngành dược trong nước bằng các cơ chế, chính sách, hỗ trợ mang tính đột phá, khả thi; đồng thời, tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực mà Việt Nam chưa tự chủ được.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023. Nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại với các chỉ tiêu chưa đạt và đề nghị cần có những giải pháp quyết liệt và thực chất hơn.
Sáng nay, 23.5, thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ) về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, tiếp cận bình đẳng giới một cách cân bằng, hài hòa hơn.
Chiều 14-5, trong khuôn khổ chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Đơn vị bầu cử số 4 (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) đã tiếp xúc cử tri xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Ngày 14-5, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội: Lê Văn Khảm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội; Nguyễn Văn Riễn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bình Dương đã tiếp xúc cử tri xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng.
Sáng 14-5, trong khuôn khổ chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Đơn vị bầu cử số 4 (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) đã tiếp xúc cử tri huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Chiều 13-5, tại Bình Dương, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Đơn vị bầu cử số 4 (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) đã tiếp xúc cử tri là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 271, Sư đoàn 5, Quân khu 7 trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.
Sáng 23/2, tại Hà Nội, nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đã đến thăm, chúc mừng tập thể lãnh đạo, bác sỹ, nhân viên y tế Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nước ép trái cây hoàn nguyên từ nước ép trái cây cô đặc, thế nhưng lại được nhà sản xuất ghi trên bao bì là 'Thức uống dinh dưỡng sữa tươi, trái cây tươi'. Điều này có thể gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Mới đây, Tiểu ban dinh dưỡng của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã gửi kiến nghị đến các cơ quan chức năng về vấn đề này. Cụ thể họ cho rằng việc ghi nhãn như vậy là vi phạm nghị định 43 năm 2017 và cần sớm có biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngày 26 - 1, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do ông Lê Văn Khảm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng 50 phần quà cho công nhân lao động và gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Bàu Bàng.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, thảo luận tại Tổ 19 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Trị, Phú Thọ, Bình Dương về Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều đại biểu quan tâm đến cơ chế quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đề nghị rà soát kỹ lưỡng, cân nhắc các phương án để bảo đảm chặt chẽ, hạn chế tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công, hạn chế thất thoát ngân sách nhà nước đồng thời bảo đảm thuận lợi, khả thi trong thực hiện.
Một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả đuối nước ở trẻ là cần dạy trẻ bơi an toàn, tuy nhiên, tỷ lệ trường học có bể bơi còn thấp, việc dạy bơi chưa được đẩy mạnh.
Sáng 8/11, trả lời chất vấn của ĐBQH về dạy bơi cho học sinh, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng vấn đề này còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
Tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã làm rõ giải pháp trước câu hỏi ĐBQH quan tâm đến vấn đề phòng, chống tai nạn, thương tích ở trẻ em; trong đó có việc phòng chống đuối nước, dạy bơi an toàn trong trường học.
Bộ trưởng TT-TT cho rằng, cần phải thay đổi cơ cấu nguồn thu của các cơ quan báo chí thay vì chỉ dựa trên nguồn thu quảng cáo, đó là thêm phần đặt hàng.
Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung dẫn số liệu cho biết, trung bình 1 năm có khoảng 120.000-143.000 người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Từ lực lượng lao động này, trung bình 1 năm đem lại nguồn lợi cho đất nước từ 3,5-4 tỷ USD.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước chỉ có gần 2.200 trường có bể bơi trong tổng số hơn 25.000 trường. Tỷ lệ học sinh biết bơi chỉ chiếm 33,59%.
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, hiện nay, tổng số trường học có bể bơi trong cả nước chỉ có 2.184 trường có bể bơi. Toàn bộ học sinh từ tiểu học tới THPT được dạy bơi và biết bơi mới chỉ đạt 33,59%.
Theo Bộ trưởng Bộ GD, những SV đầu tiên đào tạo theo hướng dạy học tích hợp sẽ ra trường vào năm 2024, vấn đề dạy học tích hợp sẽ được giải quyết từng bước.
Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng: 'Phụ huynh nói vui là mỗi năm đến hè học sinh man mác buồn, nhưng mỗi năm đến trường là phụ huynh man mác buồn, vì mua sách giáo khoa hoặc là không có, hoặc là tăng giá'.
Để không ảnh hưởng đến quy mô lao động trong nước, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ, căn cứ vào cung - cầu, nếu nhu cầu lao động trong nước tăng sẽ điều chỉnh giảm tỷ lệ lao động đi nước ngoài và khi nhu cầu trong nước giảm sẽ tăng cường lực lượng đi lao động nước ngoài.
Sáng 8/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành về lĩnh vực khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; thông tin và truyền thông.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ tăng cường tập huấn kỹ năng cho giáo viên, bổ sung bố trí vị trí chuyên trách tư vấn tâm lý học đường vào trong các cơ sở giáo dục; giải quyết bất cập trong tổ chức dạy bơi, hướng dẫn an toàn dưới nước cho học sinh trong nhà trường.
Tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng có giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng tai nạn đuối nước đối với trẻ em. Nhiều vướng mắc, bất cập trong công tác dạy bơi, học bơi, trong đó có cơ chế tài chính cho công tác này đã được các Bộ trưởng phân tích, trình bày. Để giải quyết căn cơ và toàn diện vấn đề này, cần có sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, qua đó tháo gỡ vướng mắc, bất cập, góp phần bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn đuối nước.
Chiều 2/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Đinh Thị Phương Lan hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội, Nghị sĩ Quốc hội Saldan ODontuya cùng các nghị sĩ và Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam đến thăm Việt Nam. Tại cuộc hội đàm, hai bên mong muốn thông qua kênh NSHN, hai bên sẽ thúc đẩy hoạt động trao đổi đoàn cấp cao và các cấp giữa Quốc hội hai nước; thúc đẩy giao lưu Nhân dân nhằm phát triển quan hệ Việt Nam - Mông Cổ thực chất, bền vững hơn nữa trong thời gian tới.
Sáng 30/10, thảo luận về báo cáo giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia, việc giải ngân chậm trễ các nguồn vốn giúp xây dựng nông thôn mới, người dân thoát nghèo là mối quan tâm, lo lắng của các đại biểu Quốc hội. Có ý kiến cho rằng, 'có vốn mà chậm đến tay người dân là có lỗi với dân'.
Tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm so với yêu cầu, nhất là vốn sự nghiệp, đến 30/6/2023 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm.
Nhằm triển khai các hoạt động của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Việt Nam - Mông Cổ nhiệm kỳ Quốc hội XV, chiều 25/10, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Đinh Thị Phương Lan, Chủ tịch Nhóm NSHN Việt Nam - Mông Cổ gặp mặt Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam Jigie Sereejav.
Với những khó khăn trong triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi, đại biểu Quốc hội cho rằng việc phân cấp phân quyền chính là giải pháp tối ưu.
Dự án Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đang đề xuất về BHYT bổ sung. Đây là một đề xuất chính sách mới nhằm xây dựng các gói quyền lợi y tế ngoài phạm vi chi trả của BHYT hiện hành nhằm tăng quyền lợi của người bệnh, giảm chi tiền túi của người bệnh, thậm chí người bệnh có thể lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ.
Dự án Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi đã bổ sung quy định phối hợp giữa BHYT xã hội và BHYT thương mại, nhằm tăng quyền lợi và giảm chi từ tiền túi của người dân khi đi khám, chữa bệnh.