Bao lâu nên thay đũa một lần?

Thông thường, đũa tre và gỗ nên được thay khoảng từ 3 đến 6 tháng/lần. Sử dụng đũa quá lâu có thể sinh ra độc tố aflatoxin. Aflatoxin được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào chất gây ung thư loại 1.

Đũa là vật dụng được sử dụng hàng ngày trong gia đình. Nếu vô tình cọ rửa vẫn để tích tụ cặn thức ăn và vết dầu mỡ thì sẽ trở thành nơi sản sinh của vi khuẩn, nấm mốc.

Đặc biệt, đũa tre và gỗ khi tiếp tục với nước rất dễ bị nấm mốc. Thông thường, đũa tre và gỗ nên được thay khoảng từ 3 đến 6 tháng/lần. Sử dụng đũa quá lâu có thể sinh ra độc tố aflatoxin. Aflatoxin được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào chất gây ung thư loại 1.

Sau khi vào cơ thể con người, nó tồn đọng nhiều nhất ở gan (gấp 5 đến 15 lần ở các mô và cơ quan khác) nên gây tổn thương gan nhiều nhất.

Đũa inox sạch sẽ và an toàn hơn, nhưng cần lưu ý khi chọn mua. Một số nhà sản xuất sử dụng vật liệu kém chất lượng để tăng lợi nhuận, gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra, có thể sử dụng đũa sứ. Loại đũa này hiện nay được nhiều gia đình lựa chọn vì an toàn hơn 2 loại trên, có thể dùng lâu dài.

Bát và chậu trong nhà về cơ bản là gốm sứ, và chúng có thể được sử dụng trong nhiều thập kỷ, vì vậy đũa cũng vậy. Tuy nhiên, một nhược điểm của đũa sứ là dễ gãy.

Nhiều người có thói quen dùng đũa 1 lần. Tuy nhiên, loại đũa này cũng không nên dùng nhiều. Bởi dù dùng 1 lần cũng rất bẩn, đũa có chứa chất formaldehyde không tốt cho cơ thể nên tốt nhất không nên sử dụng nó.

Nếu đũa trong nhà có 3 dấu hiệu sau thì nhất định phải đổi:

Đũa đổi màu và nấm mốc: Sau khi sử dụng đũa thông thường từ 3-6 tháng, đầu đũa sẽ có màu sẫm hơn. Dù có rửa kỹ vẫn vậy, đây là hiện tượng đổi màu do tích tụ vi khuẩn lâu ngày.

Trước khi ăn, nên quan sát kỹ xem trên bề mặt đũa có vết đốm, hoặc nấm mốc nào không. Nếu đũa có vết đốm không phải màu tự nhiên của tre, gỗ thì rất có thể đũa đã bị ẩm mốc, không sử dụng được nữa.

Vết trầy xước: Cho dù là đũa tre hay đũa gỗ, để kéo dài tuổi thọ, nhà sản xuất thường sơn lên bề mặt đũa một lớp dầu bóng để bề mặt đũa không bị bám dính bởi vi khuẩn. Tuy nhiên, ếu sử dụng đũa quá lâu, lớp sơn bóng này sẽ bị bong tróc ra. Ngoài ra, trong quá trình cọ rửa thường xuyên sẽ để lại những vết xước nông sâu, khiến bề mặt đũa dễ tích tụ vi khuẩn.

Mùi : Đũa bị cong, biến dạng, ẩm ướt hoặc có mùa chua rõ rết đều là những dấu hiệu cho thấy đã bị nhiễm bẩn và không nên sử dụng lâu hơn.

Những mẹo nhỏ khi dùng đũa

Không cắn đũa khi ăn: Nếu đầu đũa bị cắn, các rãnh trên bề mặt sẽ bị dính rất nhiều vụn thức ăn, dầu mỡ và các chất bẩn khác. Và khi không được làm sạch sẽ, vi khuẩn sẽ tích tụ rồi sinh sôi.

Không chiên thức ăn bằng đũa: Đũa tre và gỗ sau khi chiên sẽ bị cacbon hóa và chuyển sang màu đen, độ cứng kém đi.

Tránh dùng dung dịch tẩy rửa có tính axit và kiềm: Khi làm sạch đũa, không sử dụng các dung dịch tẩy rửa có tính kiềm hoặc axit như baking soda và axit xitric, để không làm hỏng bề mặt đũa và làm bong lớp sơn chống thấm bên ngoài.

Cách vệ sinh đũa

Nên vệ sinh theo phương pháp sau, hai tuần một lần:

Ngâm đũa trong nước rửa chén trong vài phút, sau đó rửa sạch bằng nước chảy.

Cho vào tủ khử trùng để khử trùng và sấy khô, hoặc ngâm đũa trong nước sôi khoảng 10 phút, vớt ra để ráo nước.

Rửa sạch hộp bảo quản, lau khô đũa, cho vào và để nơi thoáng gió.

(Theo People.cn)

Thiên An

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/tieu-dung/bao-lau-nen-thay-dua-mot-lan-202308092355410365.html