Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Kho tàng tư liệu quý về lịch sử quân đội

Bảo tàng có hơn 600 bức ảnh, hiện vật, 23 pho tượng đồng, phim tài liệu gắn với những dấu mốc quan trọng, tái hiện quá trình đóng góp to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Kho tàng tư liệu quý về lịch sử quân đội

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (địa chỉ tại số 81 phố Tân Nhuệ, Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được UBND TP.Hà Nội ra quyết định thành lập ngày 30/12/2020 với hình thức là bảo tàng ngoài công lập, thuộc sở hữu của gia đình cố Đại tướng.

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (địa chỉ tại số 81 phố Tân Nhuệ, Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được UBND TP.Hà Nội ra quyết định thành lập ngày 30/12/2020 với hình thức là bảo tàng ngoài công lập, thuộc sở hữu của gia đình cố Đại tướng.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (tên khai sinh: Nguyễn Vịnh) sinh ngày 1/1/1914 tại làng Niêm Phò (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), là con của ông Nguyễn Công Hán và bà Trần Thị Thiển.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (tên khai sinh: Nguyễn Vịnh) sinh ngày 1/1/1914 tại làng Niêm Phò (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), là con của ông Nguyễn Công Hán và bà Trần Thị Thiển.

Bảo tàng của gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được lấy theo nguyên mẫu ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, nơi Đại tướng và gia đình đã ở giai đoạn 1955-1986 với nhiều kỷ niệm sâu sắc.

Bảo tàng của gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được lấy theo nguyên mẫu ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, nơi Đại tướng và gia đình đã ở giai đoạn 1955-1986 với nhiều kỷ niệm sâu sắc.

Bảo tàng có hơn 600 hình ảnh, tài liệu, hiện vật và 23 pho tượng đồng, gắn với các nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu của Cách mạng Việt Nam, tái hiện quá trình đóng góp to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Bảo tàng có hơn 600 hình ảnh, tài liệu, hiện vật và 23 pho tượng đồng, gắn với các nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu của Cách mạng Việt Nam, tái hiện quá trình đóng góp to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Không gian trưng bày của bảo tàng được chia thành 8 chủ đề chính: Quê hương-cách mạng miền Trung; Việt Bắc; xây dựng Quân đội; xây dựng hòa bình ở miền Bắc; cách mạng miền Nam; ngày 6/7; tấm lòng những người ở lại; gia đình-hành trình tiếp nối. Ngoài ra, còn có các tiểu chủ đề về Bình Trị Thiên khói lửa, nông nghiệp, đối ngoại, văn hóa văn nghệ, thể thao, ông tướng du kích...

Không gian trưng bày của bảo tàng được chia thành 8 chủ đề chính: Quê hương-cách mạng miền Trung; Việt Bắc; xây dựng Quân đội; xây dựng hòa bình ở miền Bắc; cách mạng miền Nam; ngày 6/7; tấm lòng những người ở lại; gia đình-hành trình tiếp nối. Ngoài ra, còn có các tiểu chủ đề về Bình Trị Thiên khói lửa, nông nghiệp, đối ngoại, văn hóa văn nghệ, thể thao, ông tướng du kích...

Bức tượng đồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trao đổi công việc.

Bức tượng đồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trao đổi công việc.

Tượng đồng các thành viên trong gia đình của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Tượng đồng các thành viên trong gia đình của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Ảnh và tượng đồng vợ chồng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Ảnh và tượng đồng vợ chồng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Chiếc áo khoác Đại tướng mặc đi dự Hội nghị ở Matxcơva thuộc Liên bang Xô Viết năm 1960, ông tiếp tục sử dụng đến năm 1967.

Chiếc áo khoác Đại tướng mặc đi dự Hội nghị ở Matxcơva thuộc Liên bang Xô Viết năm 1960, ông tiếp tục sử dụng đến năm 1967.

Các vật dụng thường của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như: ống nhòm, đồng hồ để bàn, bi đông.

Các vật dụng thường của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như: ống nhòm, đồng hồ để bàn, bi đông.

Xe đạp nhãn hiệu Mercier của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sử dụng trong thời gian kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

Xe đạp nhãn hiệu Mercier của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sử dụng trong thời gian kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

Sập, mâm gỗ, bát, đĩa, đèn dầu gia đình Đại tướng đã sử dụng từ năm 1914 đến năm 1934 tại làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.

Sập, mâm gỗ, bát, đĩa, đèn dầu gia đình Đại tướng đã sử dụng từ năm 1914 đến năm 1934 tại làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được mở cửa đón khách tham quan từ thứ 3 đến chủ nhật hằng tuần. Sáng từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút. Chiều từ 14 giờ đến 17 giờ.

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được mở cửa đón khách tham quan từ thứ 3 đến chủ nhật hằng tuần. Sáng từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút. Chiều từ 14 giờ đến 17 giờ.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bao-tang-dai-tuong-nguyen-chi-thanh-kho-tang-tu-lieu-quy-ve-lich-su-quan-doi-16923072423291856.htm