Bảo tàng ký ức chiến tranh đặc biệt của người đàn ông xứ Nghệ

Hơn 30 năm miệt mài sưu tầm, ông Võ Văn Hoan (73 tuổi) đã biến ngôi nhà mình thành một 'bảo tàng' thu nhỏ lưu giữ hàng ngàn kỷ vật chiến tranh.

Video bảo tàng ký ức chiến tranh đặc biệt của người đàn ông xứ Nghệ với hàng nghìn kỷ vật xa xưa.

Căn nhà nhỏ nằm trên mảnh đất rộng cả nghìn mét vuông cạnh nghĩa trang liệt sĩ huyện Nghi Lộc (Nghệ An) là nhà của ông Võ Văn Hoan (73 tuổi, trú xã Nghi Thịnh, Nghi Lộc). Nơi đây được biết đến như một "bảo tàng" thu nhỏ lưu giữ những ký ức chiến tranh.

Căn nhà nhỏ nằm trên mảnh đất rộng cả nghìn mét vuông cạnh nghĩa trang liệt sĩ huyện Nghi Lộc (Nghệ An) là nhà của ông Võ Văn Hoan (73 tuổi, trú xã Nghi Thịnh, Nghi Lộc). Nơi đây được biết đến như một "bảo tàng" thu nhỏ lưu giữ những ký ức chiến tranh.

Ở vị trí mặt tiền trang trọng và cao nhất nhà, ông Hoan treo lá cờ Tổ quốc tươi thắm cùng bức tranh Bác Hồ và dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” khiến ai cũng cảm thấy tự hào, thêm yêu đất nước mỗi khi đến.

Ở vị trí mặt tiền trang trọng và cao nhất nhà, ông Hoan treo lá cờ Tổ quốc tươi thắm cùng bức tranh Bác Hồ và dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” khiến ai cũng cảm thấy tự hào, thêm yêu đất nước mỗi khi đến.

Ông Võ Văn Hoan cho hay ông bắt đầu sưu tầm kỷ vật chiến tranh từ hơn 30 năm trước. Trong những chuyến công tác của mình, ông thường tranh thủ thời gian đi tìm kiếm, sưu tầm những mảnh bom, vỏ đạn hay những vật dụng của các chiến sĩ bộ đội như bình bi đông, ca nước, đèn dầu.

Ông Võ Văn Hoan cho hay ông bắt đầu sưu tầm kỷ vật chiến tranh từ hơn 30 năm trước. Trong những chuyến công tác của mình, ông thường tranh thủ thời gian đi tìm kiếm, sưu tầm những mảnh bom, vỏ đạn hay những vật dụng của các chiến sĩ bộ đội như bình bi đông, ca nước, đèn dầu.

Mỗi lần nghe tin người dân sở hữu kỷ vật chiến tranh có giá trị, ông Hoan đều vượt đường sá xa xôi tìm đến hỏi mua bằng được để mang về.

Mỗi lần nghe tin người dân sở hữu kỷ vật chiến tranh có giá trị, ông Hoan đều vượt đường sá xa xôi tìm đến hỏi mua bằng được để mang về.

Hơn 30 năm sưu tầm, ông Hoan không nhớ nổi mình đang sở hữu bao nhiêu kỷ vật, chỉ áng chừng con số ấy đã lên đến cả ngàn. Tất cả đều được ông bố trí, sắp đặt ngăn nắp theo từng loại từ đồ đồng, đồ sắt, đồ gốm…

Hơn 30 năm sưu tầm, ông Hoan không nhớ nổi mình đang sở hữu bao nhiêu kỷ vật, chỉ áng chừng con số ấy đã lên đến cả ngàn. Tất cả đều được ông bố trí, sắp đặt ngăn nắp theo từng loại từ đồ đồng, đồ sắt, đồ gốm…

Trong khoảng sân nhà, ông Hoan trưng bày nhiều loại vỏ bom, mảnh đạn còn sót lại của thời chiến. “Đây là vỏ của quả bom bi, là minh chứng chân thực nhất về nỗi đau chiến tranh ngày ấy”, ông Hoan nói.

Trong khoảng sân nhà, ông Hoan trưng bày nhiều loại vỏ bom, mảnh đạn còn sót lại của thời chiến. “Đây là vỏ của quả bom bi, là minh chứng chân thực nhất về nỗi đau chiến tranh ngày ấy”, ông Hoan nói.

Cánh cửa kính và một phần xác máy bay của quân đội Mỹ bị quân dân ta bắn rơi ở trạm y tế xã Nghi Thịnh (Nghi Lộc, Nghệ An) mà ông Hoan may mắn sưu tầm được.

Cánh cửa kính và một phần xác máy bay của quân đội Mỹ bị quân dân ta bắn rơi ở trạm y tế xã Nghi Thịnh (Nghi Lộc, Nghệ An) mà ông Hoan may mắn sưu tầm được.

Ông Hoan cho hay trong số hàng nghìn kỷ vật sưu tầm được thì đồ vật nào cũng có giá trị riêng của nó. Tuy nhiên, với ông Hoan hiện vật vô giá nhất trong bảo tàng chính là chiếc áo của mẹ với hàng loạt huân huy chương cao quý.

Ông Hoan cho hay trong số hàng nghìn kỷ vật sưu tầm được thì đồ vật nào cũng có giá trị riêng của nó. Tuy nhiên, với ông Hoan hiện vật vô giá nhất trong bảo tàng chính là chiếc áo của mẹ với hàng loạt huân huy chương cao quý.

Xuất thân từ gia đình có ba anh em là liệt sĩ, ông Hoan hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình. Chính vì thế mà chiếc áo của mẹ, các huân, huy chương Nhà nước trao tặng đều được ông giữ gìn cẩn thận trong chiếc tủ kính như báu vật thiêng liêng vô giá.

Xuất thân từ gia đình có ba anh em là liệt sĩ, ông Hoan hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình. Chính vì thế mà chiếc áo của mẹ, các huân, huy chương Nhà nước trao tặng đều được ông giữ gìn cẩn thận trong chiếc tủ kính như báu vật thiêng liêng vô giá.

Ngoài kỷ vật chiến tranh, ông Hoan còn sưu tầm nhiều đồ vật cũ từ hàng chục đến hàng trăm năm trước. Tất cả được sắp xếp, trưng bày theo chủng loại từ đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất…

Ngoài kỷ vật chiến tranh, ông Hoan còn sưu tầm nhiều đồ vật cũ từ hàng chục đến hàng trăm năm trước. Tất cả được sắp xếp, trưng bày theo chủng loại từ đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất…

Hàng trăm tờ tiền cổ xưa đủ các mệnh giá được ông Hoan sưu tầm và cất giữ cẩn thận.

Hàng trăm tờ tiền cổ xưa đủ các mệnh giá được ông Hoan sưu tầm và cất giữ cẩn thận.

"Gạch thiêng thành cổ. Máu đỏ thắm hồng. Gạch cũng góp công. Giữ gìn Tổ quốc" - bài thơ do chính ông Hoan sáng tác được viết cẩn thận trên viên gạch sưu tầm từ thành cổ Quảng Trị.

"Gạch thiêng thành cổ. Máu đỏ thắm hồng. Gạch cũng góp công. Giữ gìn Tổ quốc" - bài thơ do chính ông Hoan sáng tác được viết cẩn thận trên viên gạch sưu tầm từ thành cổ Quảng Trị.

Nhiều người đến xem và ngỏ ý mua lại một số món đồ với giá cao nhưng ông Hoan đều từ chối: "Đây không phải cổ vật để mua bán. Tôi giữ lại để nhắc nhở con cháu về thời kỳ chiến tranh ác liệt, về những hy sinh của ông cha ta để có được đất nước hòa bình như ngày hôm nay", ông Hoan nói.

Nhiều người đến xem và ngỏ ý mua lại một số món đồ với giá cao nhưng ông Hoan đều từ chối: "Đây không phải cổ vật để mua bán. Tôi giữ lại để nhắc nhở con cháu về thời kỳ chiến tranh ác liệt, về những hy sinh của ông cha ta để có được đất nước hòa bình như ngày hôm nay", ông Hoan nói.

Ngọc Tú

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/bao-tang-ky-uc-chien-tranh-dac-biet-cua-nguoi-dan-ong-xu-nghe-post1738169.tpo