Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng - những cơ hội của tương lai
Để làng gốm Bát Tràng phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái - nhân văn; giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội địa phương luôn mong mỏi, trăn trở của nhiều người dân làng nghề thời gia qua. Mới đây, Ban Đại diện nhân dân Bát Tràng phối hợp với Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tổ chức tọa đàm 'Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng - những cơ hội của tương lai'.
Các chuyên gia cho rằng, Bát Tràng hội đủ điều kiện để triển khai mô hình bảo tàng sinh thái. Trong mô hình này, cộng đồng cư dân làng Bát Tràng với tư cách là chủ thể văn hóa - chủ sở hữu di sản văn hóa và cũng là chủ sở hữu, tổ chức và vận hành.
Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được thiết lập sẽ là bảo tàng ngoài công lập, theo hình thức sở hữu tập thể là cộng đồng người dân Bát Tràng. Chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước các cấp sẽ hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng theo đúng quy định của luật pháp. Các nhà khoa học đóng vai trò tư vấn và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn.
Theo các chuyên gia, để triển khai mô hình bảo tàng sinh thái, một trong những giải pháp cần quan tâm là mở ra cơ chế, chính sách phù hợp nhằm điều chỉnh Luật Di sản. Bên cạnh đó, cũng cần tư duy kết nối, có sự đồng thuận của chính quyền, các nhà quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng làng.
Cũng theo chuyên gia, bảo tàng sinh thái được thiết lập tại Bát Tràng sẽ giúp cho các nét văn hóa đặc sắc của làng nghề tiếp tục “sống” trong môi trường văn hóa làng cổ. Cộng đồng chủ thể được hưởng lợi, kinh tế-xã hội của địa phương được nâng cao. Đặc biệt, hình ảnh Bát Tràng nói riêng và Hà Nội nói chung được tôn vinh. Văn hóa địa phương và quốc gia được bảo tồn, phát huy và mở rộng hội nhập bằng kênh du lịch văn hóa.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!