Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên phát triển kinh tế trụ cột nông nghiệp, tập hợp nhiều thành phần dân tộc đến định canh, đinh cư, tạo thành sự đa dạng loại hình nghề nghiệp, bản sắc văn hóa ngành nghề và lợi thế so sánh của sản phẩm đặc trưng làng nghề, nên cần được nắm bắt cơ hội mới, phát huy hơn nữa bởi những giải pháp đồng bộ, phù hợp và hiệu quả cao.
Đến năm 2025, có 20% điểm du lịch cộng đồng có nhà sinh hoạt cộng đồng; 20% điểm du lịch cộng đồng có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
Ngày 31/10, căn biệt thự của ông Cao Thanh Sang (thôn 1, xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) xây dựng trái phép vẫn chưa tháo dỡ xong. Hiện tại, căn biệt thự đang được bao phủ lưới đen trên đỉnh chóp. Hàng rào chung quanh được bao lại lớp bạt.
Thành phố Việt Trì là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống tồn tại từ xa xưa, gắn liền với đời sống sản xuất, sinh hoạt hằng ngày của người dân. Xuất phát từ làng có nghề và rồi trở thành làng nghề đã phát huy vai trò chủ thể của người dân trong sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Những năm gần đây, sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) ngày càng phát triển cả về chất và lượng, thị trường mở rộng giúp chuyển dịch kinh tế nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Du lịch cộng đồng đang trở thành một xu hướng phát triển du lịch bền vững trên thế giới. Tại Việt Nam, với việc phê duyệt Đề án 3222, du lịch cộng đồng được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, miền núi.
Trong bán kính khoảng 25km từ trung tâm Hà Nội, bạn sẽ có cơ hội thăm nhiều làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm độc đáo và nổi tiếng.
Sau khi đạt đỉnh cao nhất trong 10 năm trở lại đây, giá cau tươi lại liên tục lao dốc. Không chỉ vậy, việc thương lái dừng thu mua đột ngột khiến hoạt động chế biến cau tại xã Cao Nhân (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) bị gián đoạn, nhiều chủ vườn đứng ngồi không yên.
Tại Bảo tàng tỉnh Ninh Bình đang diễn ra trưng bày chuyên đề nghề thủ công truyền thống tiêu biểu tỉnh Ninh Bình và chương trình hoạt động trải nghiệm nghề cói Kim Sơn.
Ðiện Biên có tiềm năng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống như: Lúa gạo, chè, cà phê, mắc ca; mật ong, miến dong, chí chọp; hàng thổ cẩm, thịt, cá sấy... Xác định lợi thế riêng có, ngành Nông nghiệp tỉnh đã và đang tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phục hồi các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để đưa các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh ra thị trường, tăng thu nhập cho nông dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Theo Quyết định số 5596/QĐ-UBND, UBND TP. Hà Nội công nhận danh hiệu làng nghề cho 3 làng tại huyện Phú Xuyên, gồm làng may Chung Chản (làng nghề Hà Nội), và 2 làng giày da Giẽ Thượng, Giẽ Hạ (làng nghề truyền thống Hà Nội).
Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, tại các điểm du lịch cộng đồng được công nhận ở Việt Nam, cơ bản các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; có 20% điểm du lịch cộng đồng có nhà sinh hoạt cộng đồng; 20% điểm du lịch cộng đồng có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 quy tụ những món ăn mang đậm bản sắc Việt Nam và giới thiệu nền văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới.
Bán hàng trực tuyến của những người nổi tiếng đã không còn quá xa lạ nhưng đây cũng là cách quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa qua kênh online của những người dân ở Bát Tràng. Từ vùng an toàn của những người nghệ nhân cần mẫn với văn hóa làng nghề, giờ đây họ đã tìm được làn gió mới, gia tăng thu nhập cho chính mình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Theo Đề án Phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu đến năm 2030 ngành du lịch nông nghiệp Thanh Hóa sẽ đón hơn 1,1 triệu lượt khách, trong đó có 13.000 lượt khách quốc tế...
Giữa lòng đô thị sầm uất, làng nghề làm nhang Lê Minh Xuân lặng lẽ giữ gìn nét đẹp truyền thống. Với hơn một thế kỷ gắn bó cùng hương trầm, nơi đây không chỉ là cái nôi của những bó nhang thơm mà còn là điểm đến văn hóa độc đáo, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên.
Ngày 30/10, Sở VHTT&DL phối hợp Viện Phát triển du lịch Châu Á tổ chức chương trình tập huấn về nâng cao nhận thức và kiến thức, kỹ năng du lịch cộng đồng cho hơn 100 học viên, bao gồm đại diện các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, người dân các làng nghề, làng văn hóa du lịch cộng đồng: Long Thủy, Ngọc Lãng (TP Tuy Hòa), Xí Thoại (Đồng Xuân)...
Khi ghé thăm Hưng Yên, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu những nghề truyền thống độc đáo như đan đó Thủ Sỹ, sản xuất tương Bần Yên Nhân, hay nghề làm mành trúc Đa Quang…
Làng nghề bánh phồng tôm ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, hình thành và phát triển đến nay trên 50 năm. Với hương vị thơm ngon, món bánh phồng tôm đã chinh phục được thực khách trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Những năm gần đây, để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm bánh phồng tôm, các chủ thể, cơ sở sản xuất đã đầu tư trang thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì, đưa bánh phồng trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, nâng lên 5 sao để đủ chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Sáng 30/10, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề nghề thủ công truyền thống tiêu biểu tỉnh Ninh Bình và chương trình hoạt động trải nghiệm nghề cói Kim Sơn.
Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29, 30-11 và 1-12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).
'Sống chung với ô nhiễm' hay 'ra đường là ô nhiễm'… là cụm từ thường được nhắc đến khi nói về các làng nghề hiện nay ở nước ta. Ô nhiễm môi trường làng nghề không phải là câu chuyện mới, nhưng cũng là câu chuyện chưa bao giờ cũ bởi những tác động tiêu cực của nó tới môi trường sống và sức khỏe con người. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia nhiều năm nay luôn ghi nhận, đa số các làng nghề Việt đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, rác thải, nước thải…, và một điều đáng buồn là thực trạng này đang ngày càng nghiêm trọng hơn.
Làng nghề mây tre đan Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội nổi tiếng với nghề đan cỏ tế truyền thống hơn 400 năm, vừa được công nhận là 'điểm du lịch làng nghề đan cỏ tế.'
TP Hà Tĩnh đang tích cực xây dựng thương hiệu bánh đa nem với mục tiêu đưa việc áp dụng các quy chuẩn và tiêu chuẩn chất lượng vào sản xuất gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ.
Để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững, Hà Nội đang đẩy mạnh hợp tác liên kết các địa phương, các nước bạn nhằm tạo vùng nguyên liệu, đồng thời xây dựng chuỗi các sản phẩm du lịch làng nghề...
Hình ảnh những khu tái chế ngập ngụa nước thải, rác thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường trầm trọng liên tục xuất hiện trên báo chí, mạng xã hội khiến Bắc Ninh 'mất điểm' với các địa phương khác đồng thời làm tỉnh này 'khó ăn khó nói' với các nhà đầu tư quốc tế về định hướng phát triển xanh, bền vững...
Cùng với đẩy mạnh xây dựng hạ tầng nông thôn, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) còn thực hiện các chính sách để tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương.
Bản tin Mặt trận sáng 30/10 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719; Phú Thọ: Triển khai nhiều nội dung quan trọng của Chương trình MTQG 1719; Rà soát, thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc; Gỡ khó trong triển khai chính sách dân tộc; Hà Nội: Kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho làng nghề...
Sau gần nửa thế kỷ những đoàn người di dân đến từ các vùng Hà Đông, Tầm Xá, Đông Anh, Gia Lâm của Thủ đô Hà Nội mang theo nghề truyền thống ngàn năm trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ để sinh cơ, lập nghiệp trên vùng kinh tế mới Nam Ban, Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng; nghề này đã lan tỏa phạm vi rộng lớn đến ngày nay. Là thế hệ thứ hai tiếp nối nghề của cha ông trên vùng đất mới, nông hộ Nguyễn Ngọc Huy kết nối nhiều nông hộ khác tìm kiếm, xây dựng và phát triển thị trường tơ tằm trong và ngoài nước để phát triển đồng dâu nguyên liệu hàng trăm ha 'thắp sáng' những làng nghề địa phương.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu 'Làng nghề Hà Nội' và 'Làng nghề truyền thống Hà Nội'.
Thanh Hóa là tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên - cảnh quan tự nhiên khu vực nông nghiệp, nông thôn phong phú, mang nét đẹp riêng và phân bố theo từng vùng địa hình, vùng nông nghiệp... là điều kiện rất thuận lợi để du lịch nông nghiệp phát triển, vươn xa hơn.
Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 16 - 22.11, là dịp Vĩnh Long giới thiệu tới du khách về làng nghề gạch gốm đỏ - một điểm đến du lịch hấp dẫn và giàu bản sắc văn hóa.
Chiều 29/10, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo Đề án Phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu 'Làng nghề Hà Nội' và 'Làng nghề truyền thống Hà Nội'.
Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề. Việc ứng dụng thương mại điện tử sẽ giúp các làng nghề tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, ngày 29, 30/11 và 01/12, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê bình chủ tịch UBND huyện Yên Phong chậm thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy. Huyện Yên Phong phải kiên quyết dừng hoạt động các cơ sở, hộ gia đình tái chế nhôm trong làng nghề Mẫn Xá không có giải pháp xử lý khí đảm bảo đạt quy chuẩn Việt Nam...
Ngày 28/10, UBND TP Hà Nội và Bộ Công thương phối hợp tổ chức khai mạc 'Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP'.
Sóc Trăng hiện có trên 30 thương hiệu bánh pía được sản xuất từ nhiều cơ sở, doanh nghiệp, trong đó có những thương hiệu được xây dựng gần 100 năm.
Phú Túc là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hà Nội, với các sản phẩm cỏ tế mây tre đan mang giá trị nghệ thuật và lịch sử cao.
Xác định nhiệm vụ xây dựng huyện thành quận phải gắn với bảo vệ môi trường, thời gian qua, huyện Gia Lâm đã xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai nhiệm vụ này trên toàn hệ thống chính trị. Đến nay, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 diễn ra từ ngày 16 - 22/11. Đây dịp để Vĩnh Long giới thiệu với du khách gần xa về làng nghề gạch gốm đỏ- một điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn và giàu bản sắc văn hóa.
Triển lãm Quảng bá và giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên vừa diễn ra trong các ngày 24-27/10 tại sân vận động huyện, mở ra cơ hội giao thương, kết nối các thiết kế sáng tạo, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
Festival tạo điều kiện để tỉnh Vĩnh Long xúc tiến, quảng bá những tiềm năng, lợi thế khai thác du lịch của làng nghề sản xuất gạch, gốm Mang Thít - một làng nghề nổi tiếng, độc đáo trong khu vực.
Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bộ Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức 'Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP'.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn yêu cầu lãnh đạo các địa phương và các đơn vị liên quan tập trung xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại phường Phong Khê, Cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm và xã Văn Môn; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm soát hoạt động tại CCN làng nghề Mẫn Xá; thực hiện quan trắc mẫu nước sông Ngũ Huyện Khê.
Ngày 28.10, ông Phan Văn Giàu, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Long cho biết, UBND tỉnh sẽ tổ chức Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần thứ nhất - năm 2024.
Trên thị trường xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam với rất nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia tăng cao, biên độ lợi nhuận lớn hơn so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, trong đó đặc biệt là các sản phẩm mây tre đan, sơn mài, thêu ren, gốm sứ.