Mạng Defense Express (của Ukraine) dẫn nguồn tin từ tổ hợp nghiên cứu - sản xuất động cơ tuabin khí Zorya-Mashproekt - công ty con của Tập đoàn quản lý xuất nhập khẩu vũ khí Nhà nước Ukraine (Ukroboronprom) cho hay, đơn vị này đã chuyển giao 5 động cơ tuabin khí (trang bị trên các tàu chiến) cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong tháng 5/2019. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Cụ thể, theo nhà sản xuất, họ đã chuyển giao 3 động cơ tuabin khí DR76P, một động cơ DR76L và một loại DS761.L1 thuộc thành phần tổ máy tuabin khí chính M15E.1, công suất 4.000 mã lực cho phía Việt Nam. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Những động cơ tuabin khí này được sử dụng trên các tàu tên lửa Molniya đề án 12418 do Liên Xô/Nga thiết kế, bán giấy phép sản xuất cho Việt Nam tự đóng trong nước. Hiện tại, nhà máy đóng tàu Ba Son đã hoàn thành việc chế tạo 6 chiếc “tàu M”, ngoài ra HQND Việt Nam còn có trong trang bị từ trước đó 2 tàu nhập khẩu nguyên chiếc từ Nga. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Hiện vẫn chưa rõ liệu lô hàng động cơ tuabin khí này phục vụ cho việc dự trữ các tàu đang hoạt động hay sẽ dùng để trang bị cho các tàu đóng mới? Bởi có thể nói, nhu cầu tàu tên lửa hiện đại đối với Hải quân Nhân dân Việt Nam vẫn cấp thiết trong bối cảnh diễn biến an ninh trên biển Đông phức tạp. Nguồn ảnh: QPVN
Đề án 12418 Molniya là loại tàu chiến tấn công nhanh được thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển, tác chiến hải đối hải, có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt nước cỡ lớn hơn tàu gấp nhiều lần nhờ hệ thống vũ khí hiện đại, sức công phá lớn, tự động hóa cao.
Tàu Molniya hay Việt Nam thường gọi là “tàu M” có chiều dài khoảng 56,9m, lượng giãn nước toàn tải 563 tấn, trang bị động cơ tuabin khí do Ukraine sản xuất, đạt tốc độ tối đa 42 hải lý/h.
Hỏa lực chính của con tàu có tới 4 bệ phóng KT-184 cho phép triển khai 16 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35E Uran-E do Tổng Công ty Tên lửa chiến dịch - chiến thuật (KTRV) phát triển. Hiện đây được xem là loại tàu mang số lượng tên lửa chống hạm nhiều nhất của Việt Nam, gấp đôi số lượng đạn trên tàu hộ vệ Gepard 3.9 Đề án 11661E.
Cận cảnh hai trên 4 bệ phóng KT-184 trên “tàu M” do nhà máy Ba Son thi công theo giấy phép sản xuất mà Nhà máy đong tàu Vympel Nga cung cấp.
Mỗi bệ phóng có tới 4 container hình tròn chứa các tên lửa hành trình có trọng lượng 520kg, dài 385cm, đường kính thân 42cm Uran-E. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Mặc dù tên lửa Uran-E có kích thước khá nhỏ, nhưng theo KTRV thì đầu đạn 145kg nó mang theo đủ sức nhấn chìm chiến hạm cỡ 5.000 tấn, tầm bắn cực đại 130km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-35 tự tìm mục tiêu – khóa – tấn công ở pha cuối hành trình bay mà không cần “tàu mẹ” can thiệp.
Ngoài Uran-E, “tàu M” còn có hệ thống vũ khí hiện đại khác như pháo hạm AK-176M có thể bắn mục tiêu trên không, trên biển với cự ly tác xạ 15km, tốc độ bắn 120 phát/phút; hai bệ pháo phòng không AK-630M có tốc độ bắn 5.000 phát/phút và tên lửa phòng không tầm thấp Igla. Nguồn ảnh: QPVN
Video sức mạnh tên lửa Uran-E của tàu tên lửa Molniya. Nguồn: Youtube
Hoàng Lê